Cao huyết áp: Nguyên nhân và cách hạ áp bằng thảo dược

Hiểu được nguyên nhân gây hạ huyết áp sẽ giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh tốt nhất.

Cao huyết áp là tình trạng thường gặp hiện nay và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân và cách hạ huyết áp hiệu quả.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp được chia thành 2 loại là nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn)

Tăng huyết áp nguyên phát chiếm khoảng 90 - 95% trường hợp mắc bệnh này. Tăng huyết áp nguyên phát tức là không xác định được nguyên nhân. Loại tăng huyết áp này có xu hướng phát triển dần theo thời gian.

Tăng huyết áp nguyên phát thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm di truyền, tuổi tác, chủng tộc, béo phì, nghiện rượu, ít vận động, sử dụng nhiều muối hoặc áp lực trong cuộc sống.

Tăng huyết áp thứ phát

Khi xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra huyết áp cao, tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Loại cao huyết áp này thường xảy ra đột ngột và có thể nguy hiểm hơn so với tăng huyết áp nguyên phát.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp là bệnh lý tại thận, ngưng thở khi ngủ, các hội chứng sản xuất quá mức các hormon corticoid muối nước, lupus, xơ cứng mạch máu...

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể xảy ra do sử dụng thuốc tránh thai, corticoid, chống viêm không steroid, ho, cảm lạnh và chống trầm cảm. Tuy nhiên, huyết áp có thể ổn định khi ngừng dùng thuốc.

anh-minh-hoa(1).png
Tăng huyết áp thường khó xác định nguyên nhân gây ra.

> XEM THÊM: Tăng huyết áp áo choàng trắng là hội chứng gì? Xem ngay TẠI ĐÂY

Cách điều trị cao huyết áp hiện nay

Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp hiện nay là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài để đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ biến chứng tim mạch”.

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị riêng. Dưới đây là những phương pháp thường được dùng để cải thiện bệnh cao huyết áp:

Điều trị nội khoa

Các thuốc thường được dùng để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc đối kháng thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này tiềm ẩn những nguy cơ gặp tác dụng phụ như: Mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, cơn ho kéo dài, chóng mặt, nhức đầu, đi tiểu thường xuyên, rối loạn cương dương ở nam giới...

Điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ áp, điều chỉnh lối sống cũng là phương pháp cải thiện bệnh tăng huyết áp. Bao gồm:

- Hạn chế ăn muối. Người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa 5 gam muối mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Người bệnh chỉ nên sử dụng ở mức tối đa 14 đơn vị/tuần đối với nam giới và 8 đơn vị/tuần đối với nữ giới (1 đơn vị tương đương với 125ml rượu vang hoặc 250ml bia).
- Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt và acid béo không bão hòa chẳng hạn như dầu ôliu.

- Tích cực giảm cân (nếu người bệnh thừa cân và/hoặc béo phì): Cân nặng lý tưởng là chỉ số khối cơ thể từ 18,5 - 22,9kg/m2.

- Vận động thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập vận động như đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe và bơi lội.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh quá độ và nghỉ ngơi hợp lý.  > XEM THÊM: Người bị CAO HUYẾT ÁP nên uống gì để hạ? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Cách hạ huyết áp hiệu quả từ thảo dược
Hiện nay, người bị tăng huyết áp thường có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng bệnh. Một trong những thành phần giúp hạ huyết áp hiệu quả đang được nhiều người sử dụng và đã được các nghiên cứu chứng minh tác dụng phải kể đến là cần tây. Các hoạt chất có trong cao cần tây có tác dụng hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, giảm lipid máu và giãn mạch máu.

Theo một nghiên cứu tại Iran năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38mmHg. Tác dụng hạ áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do độ đào thải khỏi cơ thể của N-butylphthalide trong cần tây thấp. Đặc biệt, cao cần tây không làm tụt huyết áp ở người có chỉ số huyết áp bình thường.

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Dược phẩm, Viện Công nghệ Dược phẩm, Đại học Khoa học Y tế Mashhad, Mashhad, Iran năm 2019 cho thấy, Phthalides trong cần tây giúp giãn cơ trơn mạch máu và giảm huyết áp hiệu quả.

Hiện nay để kiểm soát tốt huyết áp, nhiều người lựa chọn sản phẩm có chứa cao cần tây mang tên Định Áp Vương. Sản phẩm là sự kết hợp giữa cao cần tây và các thảo dược khác như: Cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi... có tác dụng làm giảm lipid máu, giãn mạch và hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả, an toàn.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021, có đến 92,8% người dùng hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương chứa thành phần cần tây hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao.

anh-minh-hoa.png


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp hiệu quả, an toàn
Bài viết trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách cải thiện bệnh tăng huyết áp hiệu quả hiện nay. Để kiểm soát tốt huyết áp, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và sản phẩm chứa cao cần tây hàng ngày nhé!

Chi tiết liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
back to top