Nhưng dù được chăm sóc kỹ thì thú cưng vẫn chứa đựng nhiều mầm bệnh có thể lây truyền cho những người sống chung. Trong đó có những bệnh khá nguy hiểm gây nhiều phiền toái cho con người như: Bệnh nhiễm giun móc chó, mèo; Bệnh nhiễm sán dài chó, mèo...
Ngày nay, nuôi và xem thú cưng như những thành viên trong nhà, chăm sóc chúng như đứa trẻ: hôn hít, ẵm bồng, dắt đi dạo, ăn chung, ngủ chung... Bên cạnh những mặt tích cực do nuôi thú cưng mang lại còn có những nguy hại về sức khỏe mà ít người biết đến. Thú cưng thường được nuôi là chó, mèo, chim, chuột... nhưng phổ biến nhất là chó và mèo. Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung.
Cảnh báo nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ "thú cưng" trong nhà |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng trung ương) cho biết, đến 80% bệnh nhân đến khám chủ yếu với triệu chứng ban đầu là ngứa. Đa phần người dân nghĩ ngứa là đến khám tại chuyên khoa da liễu.
Thậm chí, có người bị ngứa 5-10 năm điều trị không khỏi, nhưng khi đến Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương thì phát hiện ra nhiễm giun đũa chó, mèo.
Quá trình điều trị, có người đáp ứng nhanh, nhưng có người phải dùng 2-3 liệu trình mới khỏi. Khi nuôi thú cưng, nếu phân của chúng không được xử lý đúng sẽ làm cho giun đũa chó, mèo lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, lây nhiễm vào nước uống, đồ ăn, thậm chí có thể lây nhiễm qua đường hít thở.
Trong năm 2023, tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã ghi nhận các trường hợp đến khám do nhiễm ký sinh trùng như: Giun, sán, ấu trùng giun đũa chó, mèo... tăng đột biến.
Có thời điểm, mỗi ngày, viện tiếp nhận từ 300 đến 400 người đến khám; trong khi trước đó chỉ có trung bình gần 200 người/ngày. Điều đáng nói, nếu như trước, các ca nhiễm giun sán chủ yếu là các loại giun đũa, giun tóc, giun kim… thì hiện nay, bệnh nhân nhập viện chủ yếu là do nhiễm giun đũa chó, mèo.
Khi nhiễm ấu trùng này, tùy vị trí khác nhau mà biểu hiện khác nhau, trong đó có một số biểu hiện rõ rệt là ngứa kéo dài, nổi mề đay, nốt ban… do ấu trùng di chuyển dưới da. Ngoài ra, có thể bị đau bụng, đau đầu, sốt, tổn thương da…
Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng lây nhiễm do nuôi thú cưng
Đối với người: Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo. Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.
Đối với thú nuôi: Tắm rửa thường xuyên bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông. Tẩy giun cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy 1 lần. Không nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ