Cận cảnh tên lửa hành trình tầm bắn “siêu khủng” Tomahawk

Hải quân Hoàng gia Australia vừa khai hỏa thành công tên lửa hành trình tấn công trên bộ Tomahawk lần đầu tiên trong một cuộc thử nghiệm ngoài khơi Bờ Tây nước Mỹ, trang Naval News đưa tin ngày 9/12.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”
Australia là quốc gia thứ ba sở hữu loại tên lửa hành trình Tomahawk “siêu lợi hại” với tầm bắn 1.250–2.500 km, sau Mỹ và Vương quốc Anh. Ảnh: PS News.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-2
Theo trang tin hải quân, Australia là quốc gia thứ ba sở hữu loại tên lửa hành trình "siêu lợi hại" này, sau Mỹ và Vương quốc Anh.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-3
Trong cuộc thử nghiệm quan trọng tại Căn cứ Hải quân San Diego, tiểu bang California, khu trục hạm tác chiến trên không HMAS Brisbane (DDG-41) lớp Hobart đã khai hỏa tên lửa Tomahawk.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-4
Căn cứ này cũng là nơi chiến hạm Australia, chiếc thứ 2 trong số 3 khu trục hạm cùng lớp, vừa hoàn thành quá trình bảo dưỡng kéo dài 4 tuần với sự hỗ trợ của Hải quân Mỹ.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-5
Trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm, tên lửa Tomahawk được cài đặt để tấn công mục tiêu ở quần đảo Channel thuộc California.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-6
"Quốc gia chúng tôi có rất ít vấn đề hiện hữu, nhưng khả năng tiếp cận biển lại là một trong số đó. Đây là một bước tiến lịch sử về mặt nâng cao sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Australia trong một thời gian ngắn như vậy", Phó Đô đốc Mark Hammond, Tham mưu trưởng Hải quân Australia, cho biết.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-7
"Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể về mặt nhân lực và pháp lý để tối ưu hóa hạm đội tàu chiến đấu trên mặt nước của Hải quân Hoàng gia Australia nhanh nhất có thể, theo chỉ đạo của Chính phủ Australia", ông Hammond nói thêm.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-8
Australia không tiết lộ số lượng tên lửa hành trình tấn công trên bộ (TLAM) Tomahawk mà nước này mua.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-9
Tuy nhiên, vào năm 2023, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã phê duyệt một hợp đồng bán hàng quân sự cho nước ngoài (FMS) tiềm năng gồm 200 tên lửa Tomahawk Block V và 20 tên lửa Tomahawk Block IV RGM-109E cho Australia.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-10
Tổng giá trị của hợp đồng FMS tiềm năng này và một FMS khác liên quan đến tên lửa Tomahawk, được phê duyệt vào tháng 1/2024, là 1,14 tỷ USD.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-11
Mức giá này không bao gồm khoản tiền được chi cho phía Australia hoặc khoản tiền mà Australia đầu tư vào việc phát triển và mở rộng các điều kiện cơ sở vật chất để hỗ trợ một loại vũ khí có tầm bắn "siêu khủng" như Tomahawk.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-12
Tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng mang đầu đạn thông thường và cả đầu đạn hạt nhân. Ảnh: iStock, Property of Military
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-13
Việc trang bị tên lửa Tomahawk có thể làm thay đổi đáng kể phạm vi hoạt động của các lực lượng vũ trang Australia và Hải quân Hoàng gia Australia, vì phạm vi tấn công tối đa đã tăng từ 124 km (đối với tên lửa AGM-84 Harpoon đã cũ) lên 1.650 km (đối với tên lửa Tomahawk Block IV RGM-109E tiên tiến hơn).
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-14
Tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng mang đầu đạn thông thường và cả đầu đạn hạt nhân, sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của "xứ sở Kangaroo" trong trường hợp xảy ra xung đột trong khu vực.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-15
Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa hành trình phóng từ biển vào năm 1972. Tomahawk được thiết kế để bay với tốc độ cận âm trong khi vẫn duy trì độ cao thấp, khiến radar khó phát hiện. Tomahawk sử dụng các hệ thống dẫn đường được thiết kế riêng để cơ động trong khi ở độ cao thấp như vậy.
Tomahawk: Ten lua hanh trinh “sieu loi hai” voi tam ban “sieu khung”-Hinh-16
Đáng chú ý, Tomahawk có thể được phóng từ hơn 140 tàu chiến nổi và tàu ngầm của Hải quân Mỹ, bao gồm 4 tàu ngầm lớp Ohio đã được cải tiến, cũng như tàu ngầm lớp Astute, Swiftsure và Trafalgar của Hải quân Hoàng gia Anh.
Theo Đời sống
back to top