Cận cảnh 'quái vật' nước ngọt lớn nhất hành tinh ở sông Amazon
Thiên Trang (TH)
Loài cá này được liệt kê trong Sách Đỏ thế giới do tính quý hiếm và giá trị kinh tế cao.
Cá Arapaima, còn được gọi là Pirarucu hay Paiche, là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh, sống ở sông Amazon và sông Essequibo ở Nam Mỹ. "Quái vật" nước ngọt lớn nhất hành tinh này có thể dài tới 4 mét và nặng 300 kg. (Ảnh:Nausicaa)
Được nhà sinh vật học người Thụy Sĩ Louis Agassiz khám phá vào năm 1829, cá Arapaima có khả năng chống lại cả hàm răng nhọn hoắt của loài cá Piranha ăn thịt. Với phần đầu lớn, môi rộng và mắt tròn, cá Arapaima có thân dài và đuôi hơi nhọn. (Ảnh:AquaInfo)
Loài cá này nổi tiếng với khả năng lấy oxy từ không khí trên mặt nước bằng cách đớp khí, giúp chúng tồn tại trong mùa khô hay điều kiện thiếu oxy. (Ảnh:Wikipedia)
Arapaima thường ăn cá, giáp xác và động vật nhỏ sống gần bờ, và có thể tấn công cả cá sấu non khi đói cực độ.(Ảnh:National Zoo)
Cá Arapaima được liệt kê trong Sách Đỏ thế giới do tính quý hiếm và giá trị kinh tế cao. (Ảnh:NBC News)
Ngoài giá trị thực phẩm, cá Arapaima còn được nuôi làm cá cảnh và được coi là biểu tượng phong thủy quan trọng. (Ảnh:Zoo Leipzig)
Vảy cá Arapaima, với cấu trúc đặc biệt từ collagen và khoáng chất, là cảm hứng cho việc sản xuất áo giáp và thép tổng hợp. Những chiếc vảy này rất cứng và linh hoạt, giúp bảo vệ cá khỏi các kẻ săn mồi mà không cản trở sự linh hoạt của chúng.(Ảnh:Nature Beads)
Trong quá trình sinh sản, cá Arapaima đẻ trứng trên cát, sau đó cá đực phóng tinh trùng lên trứng và bảo vệ chúng trong khoang bụng. Cá bố và cá mẹ thay phiên nhau chăm sóc con non cho đến khi chúng đủ lớn để tự lập. Arapaima, với khả năng săn mồi linh hoạt và sức mạnh đáng nể, là kẻ săn mồi hàng đầu tại khu vực sông Amazon.(Ảnh:Animalia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.