Cận cảnh các loài cá sụn kỳ lạ nhất quả đất

Lớp Cá sụn (Chondrichthyes) quy tụ những loài cá có bộ xương bằng sụn mềm dẻo chứ không phải xương cứng như đa số các loài động vật có xương sống khác.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat
Cá toàn đầu châu Âu (Chimaera monstrosa) thuộc bộ Cá toàn đầu (Chimaeriformes), dài 1,5 mét, sống dưới độ sâu 300 mét ở vùng Địa Trung Hải. Các loài cá toàn đầu có răng dạng tấm dính liền nhau. Chúng có một ngạnh khỏe chứa chất độc nằm phía trước vây lưng đầu tiên.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-2
Cá nhám mang xếp (Chlamydoselachus anguineus) thuộc bộ Cá mập nguyên thủy (Hexanchiformes), dài 2 mét, phân bố ở các vùng biển sâu toàn cầu. Loài cá này có những chiếc răng rất trắng, có thể được dùng để thu hút con mồi là cá và mực ở môi trường thiếu ánh sáng.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-3
Cá nhám góc vây buồm (Oxynotus centrina) thuộc bộ Cá nhám góc (Squaliformes), dài 1,5 mét, sống ở độ sâu dưới 100 mét của khu vực Đông Đại Tây Dương. Loài cá này có vây lưng trông như cánh buồm.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-4
Cá nhám đèn bụng nhung (Etmopterus spinax) thuộc bộ Cá nhám góc (Squaliformes), dài 45 cm, sống ở vùng nước sâu Đông Đại Tây Dương. Chúng có các cơ quan phát sáng dưới bụng giúp tìm bạn tình.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-5
Cá nhám voi (Rhincodon typus) thuộc bộ Cá nhám râu (Orectolobiformes), dài 12-20 mét, phân bố ở vugnf nhiệt đới của các đại dương. Đây là loài cá lớn nhất mà con người biết đến. Chúng ăn sinh vật phù du và cá nhỏ, mỗi cá thể lại có một kiểu đốm riêng.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-6
Cá nhám râu rìa tướp (Eucrossorhinus dasypogon) thuộc bộ Cá nhám râu (Orectolobiformes), dài 1,2 mét, cư trú tại các rạn san hô Tây Nam Đại Tây Dương. Với diềm tua bằng da, thân dẹt, kiểu vân và màu sắc ngụy trang, loài cá này rất khó bị phát hiện khi nằm trên nền biển.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-7
Cá nhám cưa mũi dài (Pristiophorus cirratus) thuộc bộ Cá nhám cưa (Pristiophoriformes), dài 1,4 mét, sống trên đáy biển nhiều cát ngoài khơi Australia. Loài này dùng mỏ có răng hai bên rìa như lưỡi cưa để tấn công các đàn cá nhỏ. Hai râu cảm giác giúp chúng tìm thức ăn dưới bùn.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-8
Cá đao răng nhỏ (Pristis pectinata) thuộc bộ Cá đao (Pristiformes), dài 7,6 mét, phân bố ở vùng biển ấm ven bờ và cửa sông trên khắp thế giới. Các loài cá thuộc bộ này có hình thái giống cá nhám cưa nhưng lại có mang ở mặt dưới giống cá đuối.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-9
Cá nhám hổ cảng Jackson (Heterodontus portusjacksoni) thuộc bộ Cá nhám hổ (Heterodontiformes), dài 1,7 mét, sống ở ngoài khơi phía Nam Australia. Loài cá này có đầu tù, răng nghiền, hai vây lưng có ngạnh sắc ở phía trước. Chúng dùng vây ngực trườn trên đáy biển để tìm thức ăn là cầu gai.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-10
Cá nhám búa mõm tròn (Sphyrna zygaena) thuộc bộ Cá mập mắt trắng (Carcharhiniformes), dài 4 mét, phân bố ở các vùng biển ấm khắp thế giới. Với đôi mắt nằm ở hai phía của cái đầu hình chữ T, loài cá nhám này có thể nhìn khắp mọi hướng.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-11
Cá nhám yêu tinh (Mitsukurina owstoni) thuộc bộ Cá nhám thu (Lamniformes), dài 3,9 mét, sống ở vùng nước sâu tăm tối của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Tây Ấn Độ Dương. Chúng phát hiện con mồi bằng cái "mũi" dẹt như mỏ vịt, có khả năng cảm nhận điện trường.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-12
Cá nhám đuôi dài mõm ngắn (Alopias vulpinus) thuộc bộ Cá nhám thu (Lamniformes), dài 5,5 mét, phân bố toàn cầu. Loài cá này có cái đuôi dài bằng thân, dùng như chiếc roi quất để dồn và làm con mồi là các loài cá nhỏ choáng váng.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-13
Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay cá đuối sông Mekong (Himantura polylepis) thuộc bộ Cá đuối (Rajiformes), dài 4 mét, là loài cá đuối bản địa của lưu vực sông Mekong. Loài cá đuối có thể đạt đến kích thước khổng lồ này đang suy giảm số lượng nghiêm trọng do tác động từ các đập thủy điện ở khu vực.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-14
Cá nạng hải (Manta birostris) thuộc bộ Cá đuối (Rajiformes), dài 9 mét, hiện diện ở các vùng biển nhiệt đới toàn cầu. Loài cá đuối lớn nhất thế giới này lọc thức ăn bằng cách dùng vành miệng đặc biệt để dồn các sinh vật phù du vào trong miệng.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-15
Cá giồng dài Đại Tây Dương (Rhinobatos lentiginosus) thuộc bộ Cá đuối (Rajiformes), dài 75 cm, phân bố ở Đại Tây Dương. Có hình dạng khác thường so với các họ hàng trọng họ Cá đuối, chúng bơi bằng đuôi do chỉ có vây ngực nhỏ. Loài này dùng mõm đào bới đáy biển để tìm động vật thân mềm và cua.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-16
Cá nhám thiên thần Australia (Squatina australis) thuộc bộ Cá nhám dẹt (Squatiniformes), dài 1,5 mét, phân bố ở vùng biển gần bờ phía Nam Australia. Trông khá giống cá giồng dài nhưng loài cá này có khe mang nhỏ nằm hai bên đầu chứ không nằm ở mặt dưới. Chúng ngụy trang khéo léo khi nằm trên đáy biển.
Diem mat cac loai ca sun ky la nhat qua dat-Hinh-17
Cá đuối điện cẩm thạch (Torpedo marmorata) thuộc bộ Cá đuối điện (Torpediniformes), dài 1 mét, phân bố ở vùng nước ven biển phía Đông Đại Tây Dương. Loài cá này có thể làm con mồi choáng váng bằng cách phóng ra dòng điện lên đến 200 V.


Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

Theo Đời sống
back to top