Một nghiên cứu tổng hợp đánh giá 113 nghiên cứu về thần kinh, đường ruột và vi khuẩn học do Đại học RMIT thực hiện đã chỉ ra được một mối dây liên kết chung - chính là những thay đổi trong niêm mạc ruột, góp phần khiến mất cân bằng vi khuẩn và khiến những triệu chứng chính của các bệnh thần kinh trở nên trầm trọng hơn.
Theo PGS Elisa Hill-Yardin, tác giả cấp cao của nghiên cứu, người bị tự kỷ, mắc bệnh Parkinson, Alzheimer và đa xơ cứng có chủng vi khuẩn trong niêm mạc ruột khác với người khoẻ mạnh. |
Theo tác giả cấp cao của nghiên cứu, PGS Elisa Hill-Yardin, nghiên cứu cho thấy người bị tự kỷ, mắc bệnh parkinson, alzheimer và đa xơ cứng có chủng vi khuẩn trong niêm mạc ruột khác với người khoẻ mạnh, và số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn cũng khác.
Niêm mạc đầy axit amin giết chết vi khuẩn, đặc biệt trong đường ruột nhỏ, nhưng cũng đóng vai trò là nguồn năng lượng nuôi dưỡng một số vi khuẩn sống trong đó. Chẳng hạn như ở người tự kỷ, hệ tế bào thần kinh ở cả não bộ và đường ruột đều bị ảnh hưởng. Việc suy giảm bảo vệ niêm mạc ruột có thể khiến bệnh nhân bị bệnh về thần kinh dễ gặp vấn đề về dạ dày ruột.
Cải thiện niêm mạc ruột để thúc đẩy lợi khuẩn có tiềm năng trở thành một phương thức dùng để chữa trị các bệnh về thần kinh (Ảnh: An Quý). |
Rối loạn chức năng đường ruột nghiêm trọng có thể khiến triệu chứng của các bệnh về não trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình.
Mối liên hệ mới giữa đường ruột và não bộ này mở ra hướng hoàn toàn mới cho các nhà khoa học trên hành trình tìm kiếm cách chữa trị các bệnh về não bộ tốt hơn, bằng cách nhắm đến đường ruột - "bộ não thứ hai" của chúng ta. Công nghệ vi sinh học và cải thiện niêm mạc ruột để thúc đẩy lợi khuẩn có tiềm năng trở thành một phương thức dùng để chữa trị các bệnh về thần kinh.
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Cellular and Infection Microbiology - tạp chí khoa học về công nghệ vi sinh tế bào và lây nhiễm.