Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của một người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra thiếu vitamin D có thể khiến người ta cảm thấy chán nản, thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Thiếu ánh sáng mặt trời dẫn tới thiếu vitamin D, khiến tâm trạng buồn chán. Ảnh minh họa.
Trong những ngày mùa đông, số giờ có ánh sáng mặt trời giảm đi có thể khiến cơ thể mất vitamin D thiết yếu, hay còn được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời, điều này có thể được biểu hiện thông qua các triệu chứng về sức khỏe.
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng mức độ vitamin D trong cơ thể cũng tương tự như khi ăn các loại thực phẩm như cá, lòng đỏ trứng và sữa hoặc sữa hạnh nhân.
Ở bất kể đâu và bất kể loại da nào, mỗi người cần 15 phút đến 2 giờ phơi nắng vào mùa đông để tổng hợp 1.000 đơn vị vitamin D quốc tế.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng kem chống nắng ngăn chặn nhiều khả năng tổng hợp vitamin D tự nhiên của cơ thể.
Thiếu vitamin D có thể được biểu hiện thông qua các triệu chứng về sức khỏe
Nếu thiếu vitamin D, cơ thể có thể cảnh báo với những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
1. Thường xuyên bị bệnh
Tiến sĩ JoAnn Yánez, giám đốc điều hành Hiệp hội Các trường Cao đẳng Y khoa Naturopathic cho biết không phải ngẫu nhiên mà cảm cúm lại có xu hướng xảy ra khi thời tiết lạnh mà đó là do những tháng mùa đông, lượng vitamin D thấp hơn do cơ thể tiếp xúc với ít ánh nắng mặt trời hơn.
Vai trò quan trọng của vitamin D là giữ hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật. Nếu nhận thấy rằng bản thân bị bệnh thường xuyên hơn bình thường, thủ phạm có thể là thiếu vitamin D.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất bổ sung hàng ngày chứa một lượng đáng kể vitamin D có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
2. Đổ mồ hôi nhiều
Các chuyên gia cho biết, quá nhiều mồ hôi, đặc biệt là trên trán có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn thiếu vitamin D.
Một dấu hiệu của một sự thiếu hụt D có thể có thể là trán lấm tấm mồ hồ mặc dù không vận động.
3. Xương yếu
Vì vitamin D là điều cần thiết để duy trì sức khoẻ xương. Đau nhức xương hay đau lưng dưới có thể là do bạn không tổng hợp đủ lượng vitamin.
Một nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ đau xương ở chân, xương sườn hoặc khớp cao gần gấp 2 lần so với những người có đủ vitamin.
Theo các chuyên gia, vitamin D đặc biệt quan trọng ở trẻ em, bởi vì sự thiếu hụt có thể dẫn đến xương phát triển ít hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương sau này trong cuộc đời phụ thuộc vào lượng xương được tạo ra khi còn là một đứa trẻ trừ đi số lượng xương bị mất trong năm trưởng thành.
4. Cảm thấy chán nản
Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của một người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra thiếu vitamin D còn có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Mặc dù vẫn chưa rõ có bao vitamin D làm việc bên trong bộ não con người, nhưng nghiên cứu đã gợi ý rằng tăng mức độ vitamin D có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách thúc đẩy khối lượng hóa chất nhất định, bao gồm serotonin.
5. Mất nhiều thời gian chữa lành vết thương
Nếu nhận thấy mình mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau khi bị thương hoặc sau khi phẫu thuật, nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin D.
Một nghiên cứu cho thấy vitamin D làm tăng khả năng sản xuất các hợp chất quan trọng, cần thiết cho sự hình thành của da mới.
Các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh cũng nhận thấy rằng những người bình phục sau khi bị bỏng nặng có thể phục hồi thành công hơn nếu họ có hàm lượng vitamin D cao hơn so với những người bị bỏng có mức D thấp hơn.
Mặc dù các triệu chứng này có thể xuất hiện khi lượng vitamin D thấp, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên làm xét nghiệm máu để xác nhận xem có thiếu hụt vitamin D hay không.
Cách tốt nhất để kiểm tra xem liệu nồng độ vitamin D có đang ở mức thấp hay không là xét nghiệm máu bởi rất khó để phát hiện những dấu hiệu thiếu vitamin D cho đến khi nó trở nên nghiêm trọng.
Mai Khôi (tổng hợp)