Các loại nhiễm trùng tai do xỏ khuyên
Đau và sưng ở sụn hoặc dái tai, có mủ vàng chảy ra từ lỗ xỏ, có thể kèm sốt hoặc ớn lạnh là những dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng tai.
BS Nguyễn Văn Tâm, Giảng viên Da liễu, Đại học Y cho biết, xỏ khuyên tai khá phổ biến ở trẻ em và người lớn. Hầu hết những vết xỏ phải mất vài tuần để lành lại. Nếu vết xỏ ở dái tai sẽ nhanh chóng lành lại. Trường hợp lỗ xỏ ở sụn tai sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành hơn vì máu chảy ở khu vực này ít hơn.
Với một lỗ tai mới, kích ứng là bình thường. Tuy nhiên, nếu khu vực này không được làm sạch đúng cách và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương có thể gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng dái tai: Dái tai là vùng thịt có nhiều máu chảy ra. Khi xỏ lỗ tai ở khu vực này cần khoảng sáu tuần để lành hoàn toàn. Bạn nên chăm sóc tai mới xỏ theo hướng dẫn của chuyên gia bấm lỗ tai. Nếu khu vực bị nhiễm trùng sẽ có các triệu chứng như đỏ, chảy máu, có dịch vàng, bông bị kẹt trong tai.
Nhiễm trùng sụn: Xỏ lỗ tai ở vùng sụn là lựa chọn phổ biến. Sụn nhĩ nằm ở phía trên cùng của tai và nó không có mạch máu hoặc tế bào thần kinh. Do đó, vết xỏ lỗ mất nhiều thời gian hơn để lành. Nhiễm trùng sụn tai có thể gây ra các vấn đề phức tạp hơn ngoài sốt, chảy máu và sưng tấy.
Nhiễm trùng sụn: Có thể xảy ra viêm màng tai - nhiễm trùng mô da bao quanh sụn. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng toàn thân có thể phát triển và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nhiễm trùng sụn do xỏ lỗ tai có thể trở nên nghiêm trọng và bạn nên đến thăm khám bác sĩ.
Cách tránh nhiễm trùng sau xỏ khuyên tai |
Dị ứng: Đôi khi xỏ lỗ tai có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng đó là một phản ứng dị ứng, thường gặp ở một số người. Bông tai niken có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng thường là phát ban đỏ khô, có vảy và rất ngứa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp chống lại phản ứng dị ứng.
Các yếu tố rủi ro: Cần cẩn thận khi xử lý một vết xỏ mới. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào lỗ xỏ mới có thể gây nhiễm trùng. Các nguyên nhân khác bao gồm: tháo khuyên tai trước khi vết xỏ lành, dùng tay bẩn sờ vào tai, tắm hồ bơi, sông, hồ hoặc bồn tắm nước nóng trước khi vết xỏ lành. Quên làm sạch chiếc khuyên mới hai lần mỗi ngày, xỏ lỗ tai bằng dụng cụ không được khử trùng ở nơi không được vệ sinh sạch sẽ cũng là yếu tố rủi ro.
Nếu tai bị nhiễm trùng do xỏ lỗ dái tai, bạn nên làm sạch xung quanh khu vực đó và dành thời gian lau và xoay bông tai. Nếu tình trạng nhiễm trùng không lành hoặc ngày càng nặng thì bạn nên đến bác sĩ.
Cách tránh nhiễm trùng sau xỏ khuyên
Các bác sĩ da liễu khuyến khích mọi người làm theo các bước sau để tránh nhiễm trùng sau khi xỏ khuyên:
- Luôn rửa tay trước khi chạm vào lỗ tai mới xỏ.
- Giữ nguyên hoa tai trong tai trong sáu tuần hoặc hơn, ngay cả vào ban đêm. Việc tháo khuyên tai ra quá sớm có thể khiến lỗ khuyên bị đóng lại.
- Thường xuyên rửa tai bằng xà phòng và nước ít nhất một lần một ngày để tránh nhiễm trùng.
- Di chuyển bông tai vài lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ cho các lỗ xỏ được mở.
- Nhỏ cồn vào lỗ xỏ khuyên ở tai. Dùng bông gòn hoặc miếng bông nhúng cồn tẩy rửa nhẹ nhàng vùng da xung quanh lỗ khuyên hai lần một ngày để tránh vi trùng và tránh đóng vảy. Bạn cũng có thể thoa một lớp mỡ bôi trơn mỏng quanh chỗ hở.
Sau khi xỏ lỗ tai, hãy theo dõi các dấu hiệu như: lỗ tai sưng đỏ, chảy dịch màu vàng. Nếu bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra và không biến mất nhanh chóng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để sớm điều trị tình trạng nhiễm trùng của bạn.