Mã độc (Malicious software) có nhiều loại bao gồm virus, rootkit, worm… xâm nhập máy tính thông qua các phần mềm được tải về hay khi người dùng click vào trang web không an toàn.
Việc tải các phần mềm có chứa virus là nguyên nhân dễ mắc phải nhất. Đặc biệt khi thói quen của người Việt luôn tìm đến các phần mềm miễn phí không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, khi truy cập vào các website không có chứng chỉ bảo mật, kém an toàn, bạn sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của các tin tặc. Các trang web này thường chứa các liên kết hoặc cửa sổ pop-up nguy hiểm, nếu vô tình click phải sẽ tự động tải về và cài đặt những phần mềm không mong muốn vào máy tính của bạn.
Cách nhận biết và xử lý khi máy tính bị nhiễm mã độc |
Dấu hiệu nhận biết khi máy tính bị nhiễm mã độc
Máy tính chạy chậm, hoạt động không ổn định
Một dấu hiệu khác của việc máy tính bị nhiễm mã độc là khi bạn cố gắng chạy một ứng dụng hoặc mở một file bất kỳ nào đó, màn hình hiển thị thông báo là ứng dụng bị hỏng, file không thể mở,… Ngoài ra, những thông báo như bạn không thể truy cập một số ổ đĩa trong máy tính, dung lượng tệp tin không ổn định, ngay cả khi bạn không truy cập những tệp này… cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.
Nhận được thông báo, tin nhắn lạ
Mã độc có thể xuất hiện dưới dạng tệp tin đính kèm, liên kết được gửi kèm email, tin nhắn trên các ứng dụng chat. Hầu hết các thông báo này đều mang nội dung giật gân, gây tò mò, khiến người dùng dễ click vào.
Nếu gặp phải tình trạng trên, bạn nên kiểm tra lại thông tin từ người gửi. Nếu phát hiện điểm đáng ngờ, người dùng tuyệt đối không nên mở tệp tin hoặc liên kết. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên sử dụng các phần mềm quét virus uy tín và thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản cá nhân.
Liên tục nhận được các cảnh báo giả
Những cửa sổ pop-up không mong muốn thường xuyên nhảy ra trên màn hình không chỉ gây ảnh hưởng đến việc sử dụng máy tính, chúng còn đính kèm các phần mềm độc hại phá hoại máy tính và đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.
Các file dữ liệu bị mã hóa lạ
Các Malware được sinh ra để tìm cách kiếm tiền và đối với những “cao thủ”, họ dùng Malware để mã hóa toàn bộ dữ liệu máy tính của bạn, khiến không thể mở được chúng. Lúc này, các bạn sẽ phải trả tiền hoặc mua Tool từ chúng phát hành để có thể giải mã được những file dữ liệu đó. Thông thường, Malware thường mã hóa các file công việc như Word, PDF, Excel, JPG…
Ổ cứng thường bị đầy
Khi sử dụng máy tính mà thấy ổ cứng của mình thường bị đầy một cách bất ngờ và sau khi dọn dẹp xong chúng lại đầy thì 80% đã bị dính mã độc. Các mã độc luôn tìm nhiều cách khác nhau để làm phiền người sử dụng và cách làm đầy ổ cứng là đơn giản nhất. Đối với Malware này thì ảnh hưởng không quá nhiều nhưng sẽ mất nhiều thời gian xóa đi xóa lại dữ liệu do chúng sinh ra.
Những thay đổi trên trình duyệt
Trang chủ trên trình duyệt bị thay đổi bất thường, thanh công cụ mới xuất hiện dù không cài và những website không mong muốn tự động được truy cập dù bạn không rõ địa chỉ của nó.
Cách phòng tránh nhiễm mã độc trên máy tính
Để tránh các nguy cơ mã độc lây nhiễm, gây ảnh hưởng tới hệ thống và dữ liệu, thay vì đợi đến khi mã độc lây nhiễm mới xử lí chúng ta cần trang bị trước các phương pháp phòng tránh. Có một số phương pháp cần lưu ý:
Sử dụng các phần mềm bản quyền.
Cấu hình tự động nâng cấp hệ điều hành, thiết lập firewall trên máy tính, cập nhật phần mềm, các bản vá.
Thực hiện sao lưu dữ liệu quan trọng, với người dùng cá nhân có thể sử dụng ngay các dịch vụ miễn phí online: Google Drive, Dropbox …
Cài đặt các công cụ Antivirus, thiết lập chế độ quét tự động định kì.
Sử dụng mật khẩu mạnh, thiết lập xác thực 02 bước.
Không tải các file lạ, không click vào các đường link lạ trong email, trong các link chia sẻ trên facebook, twitter,…
Nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết mã độc, một số phương án xử lí nhanh khi nghi ngờ mã độc và đặc biệt cần có thông tin liên hệ tới các đơn vị chuyên về an ninh mạng.
Không đăng nhập Gmail, Facebook,… các tài khoản quan trọng trên các máy tính lạ, đặc biệt trên các địa điểm truy cập internet công cộng, các quán net, quán game…