Rượu tỏi không chỉ chữa được 4 nhóm bệnh
Báo cáo năm 1980 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về công thức rượu tỏi nổi tiếng ở Ai Cập cho thấy: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat carbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, photpho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Loại gia vị này còn giúp làm giàu chất chống oxy hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter. Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộc cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
Cách bào chế rượu tỏi
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, đến ngày thứ 10 rượu chuyển sang màu nghệ là uống được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40 giọt (tương đương với một thìa cà phê nhỏ), vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Có thể pha thêm nước sôi để nguội cho dễ uống. 40g tỏi như thế uống được khoảng 20 ngày, nên phải ngâm gối đầu để có thể uống liên tục. Nên duy trì sử dụng rượu tỏi lâu dài. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.
Đánh giá bài thuốc này, người Nhật Bản đã nhận định: “Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ mà lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao”.
Cách dùng tỏi chữa cảm cúm
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với giấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần/ngày.
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
Lưu ý:
Nên tìm mua loại rượu nếp ngon đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên, như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn.
Rượu tỏi tương đối khó uống vì mùi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu. Nhiều kinh nghiệm cho thấy, trước khi uống, nên chuẩn bị sẵn một viên kẹo, một miếng trái cây, hoặc bất cứ đồ ăn nào mà bạn thích (nhưng nên nhớ chỉ cần một ít thôi) để ngay khi uống xong, có thể ăn luôn, như vậy sẽ át được mùi khó chịu của tỏi. Hay dùng 1 lát gừng tươi ngậm ngay khi uống rượu tỏi sẽ nhanh chóng át mùi.
Không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái tháo đường).
Không dùng tỏi sống để ngậm vì dễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)