Các nhóm thuốc điều trị Parkinson hiện nay
Điều trị bằng thuốc là nền tảng được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của bệnh Parkinson, giúp bổ sung nồng độ dopamine, làm giảm các triệu chứng vận động ở người bệnh. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson hiện nay bao gồm 4 nhóm chính sau.
Thuốc bổ sung dopamine Levodopa
Levodopa (L-dopa) là loại thuốc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay và là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson. Levodopa là một chất chuyển hóa của dopamine, khi được hấp thu vào não bộ, thuốc có khả năng chuyển đổi thành dopamine.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi levodopa thành dopamine thường diễn ra sớm cả ở bên ngoài não. Do đó, thuốc thường được phối hợp với carbidopa hoặc benserazide để ngăn ngừa quá trình này, tối ưu hóa nồng độ levodopa được hấp thu vào não bộ. Hai thuốc có chứa levodopa được dùng phổ biến là Madopar (Levodopa + Benserazide) và Sinemet (carbidopa-levodopa).
Các thuốc chứa hoạt chất levodopa điều trị parkinson đang được sử dụng hiện nay |
Tuy nhiên, levodopa dễ bị giảm hiệu lực (xuất hiện tượng nhờn thuốc, dùng thuốc không hiệu quả) sau 3 - 5 năm sử dụng và có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài như hạ huyết áp tư thế, buồn ngủ, choáng váng, chóng mặt, táo bón, khó tiêu, lú lẫn, trầm cảm, rối loạn vận động. Để hạn chế các tác dụng phụ này, thuốc thường được kê đơn từ liều thấp, sau đó tăng dần tới liều tác dụng, không dùng cùng vitamin B6 và không dừng thuốc đột ngột.
Thuốc đồng vận dopamine
Các thuốc đồng vận dopamine có tác dụng kích thích thụ thể dopamine, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với levodopa hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng levodopa.
Thuốc đồng vận dopamine thường được sử dụng cho những người bệnh parkinson giai đoạn sớm hoặc các bệnh nhân parkinson trẻ tuổi. Ở các giai đoạn sau của bệnh, thuốc được dùng kết hợp với L-dopa để giảm liều của loại thuốc này. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc đồng vận dopamine cũng gần tương tự như L-dopa.
Thuốc ức chế phân hủy dopamine
Các thuốc ức chế phân hủy dopamin có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy dopamin, giúp tăng nồng độ dopamine trong não. Ngoài ra, các thuốc này cũng thường được sử dụng kết hợp với levodopa để cải thiện hiệu quả điều trị. Selegiline (Eldepryl, Zelapar), rasagiline (Azilect), Entacapone (comtan) và Tolcapone (Tasmar) là các thuốc điều trị Parkinson tiêu biểu trong nhóm này.
Tác dụng phụ của thuốc ức chế phân hủy dopamine là mất ngủ, buồn nôn, tăng nguy cơ ảo giác hoặc rối loạn vận động. Đặc biệt Tolcapone (Tasmar) có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nên cần lưu ý đánh giá chức năng gan khi sử dụng.
Thuốc kháng cholinergic
Các thuốc kháng cholinergic (Artane, Trihex) có tác dụng ức chế hoạt động của acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson. Hiện nay nhóm kháng cholinergic rất ít được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Bởi tác dụng của thuốc không cao và có thể gây nhiều tác dụng phụ như: suy giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, táo bón, khô miệng và tiểu ít.
Ngoài 4 nhóm thuốc kể trên, người bệnh Parkinson còn có thể được kê đơn Amantadine. Bản chất đây là thuốc kháng virus, nhưng cũng có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng rối loạn vận động ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn nặng.
Vậy nên lựa chọn thuốc nào trong điều trị Parkinson? Việc lựa chọn loại thuốc điều trị bệnh Parkinson phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ đáp ứng của từng người và giai đoạn bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, các triệu chứng của bệnh và các yếu tố khác để lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp cho từng người bệnh.
Giải pháp giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc cho người bệnh Parkinson
Nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây và tăng hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, các nhà khoa học đã chuyển hướng nghiên cứu các giải pháp từ thảo dược an toàn, lành tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thiên ma, Câu đằng giúp gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não, từ đó giúp cải thiện tình trạng run chân tay, cứng cơ hay chậm vận động ở người bệnh Parkinson. Hai thảo dược này còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, đặc biệt là chống stress oxy hóa, chống thoái hóa, lão hóa tế bào não – nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh Parkinson.
Trong một nghiên cứu khác về bài thuốc Đông y (có chứa thành phần Thiên ma, Câu đằng) trong điều trị bệnh Parkinson cũng cho thấy, nhóm bệnh nhân được điều trị kèm với đơn thuốc Đông Y đã được cải thiện rõ rệt kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, táo bón, và chán ăn.
Hiện tại, Thiên ma, Câu đằng cùng với các thảo dược quý cho não bộ đã có mặt trong sản phẩm Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm run chân tay, hỗ trợ vận động bình thường của cơ thể. Sử dụng Vương Lão Kiện kết hợp cùng thuốc điều trị Parkinson giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, hỗ trợ kiểm soát chứng run chân tay, co cứng cơ, phục hồi vận động và hạn chế tình trạng nhờn thuốc.
Vương Lão Kiện - Giúp giảm run hiệu quả cho người bệnh Parkinson |
Đặc biệt, Vương Lão Kiện có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Do đó, bạn đừng quên uống 4-6 viên Vương Lão Kiện - Giảm run chân tay, hăng say vận động hàng ngày để hỗ trợ giảm triệu chứng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh Parkinson bạn nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Vương Lão Kiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.