Khi chọn lựa thực phẩm đúng mùa không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn thu lợi tối đa chất lượng của thực phẩm có trong mùa đó. Bởi vậy, những loại thực phẩm giàu vitamin và enzyme, khi ăn trái mùa rất có thể hàm lượng vitamin sẽ giảm hoặc không còn.
Lựa thực phẩm đúng mùa sẽ giúp cơ thể tích lũy chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ độc chất. Ngược lại, nếu không chọn những thực phẩm đúng mùa, có khi còn gây nên bệnh tật. Dưới đây là các loại rau mùa thu ăn có lợi cho sức khỏe.
Măng tây: Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho thấy măng tây là nguồn calo thấp của folate và potassium. Phần thân của nó là chất chống oxy hóa. Măng tây cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và có hiệu quả trong việc loại bỏ các khối u và hỗ trợ chữa bệnh ung thư.
Hành tây: Chứa một loại thành phần hóa học có tác dụng làm thư giãn các mạch máu và hạ huyết áp. Hơn nữa, nó cũng chứa lượng nhỏ các axit amin lưu huỳnh. Bên cạnh việc làm giảm mỡ trong máu, nó cũng có thể phòng chống xơ vữa động mạch. Vì thế, người trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều hành tây trong mùa Thu.
Củ cải trắng: Mùa thu khí trời se lạnh do đó dễ làm phát sinh về đường hô hấp trên như viêm họng gây ho, viêm A và viêm phế quản. Trong củ cải lại giàu nước, vitamin C, canxi, phốt pho, carbohydrate và một lượng nhỏ protein, sắt cùng các loại vitamin khác và có những chất có lợi và giúp tiêu độc như lignin, choline, enzyme oxy hóa, amylase cũng được tìm thấy trong củ cải.
Chính vậy mà củ cải trắng có công dụng sát khuẩn nói chung kể cả trùng roi âm đạo, làm long đờm giảm ho, giảm mỡ, giảm đường máu và huyết áp. Chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường…), bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết. Chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Ngoài ra, củ cải còn công dụng đặc biệt là giải độc khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the…Bởi vậy tạp chí Health của Hoa kỳ đã giới thiệu ăn củ cải vào mùa thu có lợi cho sức khỏe qua các món như củ cải luộc, xào, làm nộm…
Khoai lang và Rau lang: là thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ và là món ăn lý tưởng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác, khoai lang cũng giàu nguồn vitamin B6, loại khoáng chất cần thiết để chuyển homocysteine thành các phân tử không có hại. Các nhà khoa học xác định nồng độ Homocysteine tăng cao có liên quan đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Song rau lang lại có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Ở Trung Quốc, rau lang tươi trần qua nước sôi, trộn với tỏi băm nhỏ, ướp với muối, dầu mè và gia vị là một món salad rất ngon.
Cải cúc: Trong lá cải cúc giàu vitamin A – tốt cho gan và giúp cơ thể tiêu độc.
Củ sen: Giàu chất xơ, vitamin C, kali, thiamin, riboflavin, vitamin B6, phốt pho, đồng, và mangan, lượng chất béo bão hòa thấp. Bạn nên dùng củ sen với salad mật ong.
Cải bắp: Khi nấu chín là một liệu pháp điều trị đau dạ dày, súp cải bắp với mật ong trị ho và đau họng. Bắp cải còn chứa nhiều hợp chất chống ung thư.
Nấm: là loại thực phẩm giàu chất chống oxi hoá, ergothioneine và có thể chống lại được bệnh tim mạch và ung thư. Trong nấm trắng chứa chất chống oxi hoá nhiều gấp 12 lần mầm lúa mì và nhiều gấp 4 lần so với gan gà. Chất ergothioneine giúp cơ thể loại trừ các chất độc gây tổn thương đến tế bào, song chất chống oxi hoá lại giúp bảo vệ tim.
BS Hoàng Xuân Đại (Nguyên chuyên gia Bộ Y tế)