Quyết định của bồi thẩm đoàn không xác định thực tế khoa học!
Trong hai phiên tòa vào cuối năm ngoái và vào giữa tháng Ba vừa qua, bồi thẩm đoàn đã phán quyết hai trường hợp liên quan đến glyphosate, được kinh doanh dưới tên sản phẩm Roundup do Monsanto sản xuất (hiện là một bộ phận của Bayer), đã gây ra bệnh ung thư cho người sử dụng loại thuốc trừ cỏ này. Không có trường hợp nào đề cập đến vấn đề liệu glyphosate có thể gây hại cho con người phơi nhiễm với một lượng dấu vết chỉ là phần tỷ hoặc phần nghìn tỷ có trong thực phẩm.
Tất nhiên, một quyết định của bồi thẩm đoàn, vốn được xem là quan trọng, lại không phải là sự thay thế cho nghiên cứu khoa học. Các bồi thẩm đoàn này cũng đã từng nhận định sai về khoa học, nhất là quyết định trong “Scopes Monkey Trial”, trong đó giáo viên trung học John Scopes bị kết tội về việc dạy về sự tiến hóa, điều mà các nhà sáng tạo cho rằng không được khoa học ủng hộ.
Những trường hợp như thế này xoay quanh câu hỏi liệu một hóa chất cụ thể là nguyên nhân gây ung thư hay một căn bệnh khác không phải là khoa học. Khoa học hiếm khi đưa ra “phán quyết” mang tính chất tuyệt đối; mà chỉ là xác suất “có thể xảy ra”.
Hiện không có nhà khoa học nào viết một nghiên cứu có uy tín đưa ra kết luận một cách tuyệt đối, điều sẽ giúp bồi thẩm đoàn thấy thoải mái ra quyết định. Chính vì vậy, khi các bồi thẩm viên có chút nghi ngờ, đắn đo, họ thường xuyên chọn phương án phán quyết chống lại một loại hóa chất cùng nhà sản xuất của nó và phán quyết có lợi cho nguyên đơn bị tổn thương (thường bị bệnh nặng), ngay cả khi bằng chứng là mỏng manh hoặc gần như không có.
Như vậy, những gì hệ thống pháp lý cho rằng đủ bằng chứng để kết luận thì đều đang trái ngược với các tiêu chuẩn của khoa học và việc cố gắng kết hợp cả hai có thể gây nguy hiểm. Đây cũng chính là lý do cho các cuộc tranh cãi về glyphosate.
Các nhà quản lý và các tổ chức giám sát đã nói gì?
Mặc dù một số lượng lớn các nghiên cứu đã được tiến hành đối với glyphosate, các cuộc tranh luận trên mạng và trên các phương tiện truyền thông vẫn diễn ra sôi nổi về chủ đề “liệu glyphosate có gây rủi ro tới sức khoẻ người nông dân do tiếp xúc với thuốc hay tới người tiêu dùng nói chung do dấu vết của chất này có trong thực phẩm”.
Hàng chục cơ quan quản lý và tổ chức nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu dài hạn, thẩm định và đánh giá nhằm mục đích xác định xem glyphosate, nếu được sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên mẫu nhãn, có làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hay không.
Kết quả nghiên cứu và đánh giá đều cho ra một kết luận rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy glyphosate gây ra bất kỳ tác hại nào cho người tiêu dùng lo lắng về dấu vết sản phẩm này trong thực phẩm.
Mặc dù có nhiều blog của các nhóm phản đối công nghệ sinh học thường loan tin (mà thường là những thông tin khoa học không rõ ràng, chẳng hạn như ở đây, mới gần đây) tìm thấy glyphosate trong bia hoặc ngũ cốc ở mức phần tỷ hoặc phần nghìn tỷ, hoặc tìm thấy dấu vết của glyphosate trong máu hoặc nước tiểu, không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy những dấu vết đó gây ra bất kỳ mối nguy hại nào cho con người.
Đặc biệt, sự đồng thuận của các cơ quan này gần đây nhất đã được tái khẳng định bởi Bộ Y tế Canada sau quá trình đánh giá lại về loại thuốc trừ cỏ này đã ghi nhận: “Cho tới nay không có cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật nào trên thế giới đánh giá glyphosate là tác nhân gây ung thư cho con người ở liều lượng con người hiện giờ đang phơi nhiễm” (Tổ chức Y tế Canada viết vào tháng 1/2019).
Bên cạnh các phân tích và đánh giá về glyphosate, một nghiên cứu dịch tễ học độc lập lớn nhất năm 2018 được gọi là Nghiên cứu Sức khoẻ Nông nghiệp của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ tiến hành trên 54.251 nông dân Hoa Kỳ, trong đó có 44.932 người phơi nhiễm với glyphosate từ năm 1993 đã kết luận không có mối liên hệ giữa glyphosate và ung thư rắn hay khối u tế bào lympho, bao gồm cả ung thư non-Hodgkin's lymphoma và phân nhóm của loại ung thư này… một số bằng chứng về việc tăng nguy cơ mắc AML (bệnh bạch cầu tủy cấp tính) trong số những nhóm người bị phơi nhiễm cao cần được tiếp tục nghiên cứu.
Kết luận trái ngược với các cơ quan quản lý trên là của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC - thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Liên Hiệp Quốc), cơ quan không xem xét rủi ro (risk) do một hóa chất cụ thể gây ra.
Vào năm 2015, IARC đã xếp loại glyphosate vào nhóm có thể có khả năng gây ung thư cho người, cùng với thịt đỏ và đồ uống nóng. Nhưng theo cơ quan này, glyphosate có ít bằng chứng về khả năng có thể gây ung thư hơn so với thịt xông khói, cá muối, thuốc tránh thai, rượu và các ví dụ khác.
Kết luận về mối nguy “có thể có khả năng gây ung thư” của IARC đối với glyphosate đã được sử dụng để hỗ trợ các đề xuất cấm sử dụng hoạt chất này và bằng chứng chủ yếu trong hai vụ kiện gần đây.
Ba cơ quan khác của WHO, nhất là chính bản thân WHO đã thực hiện các đánh giá rủi ro về glyphosate và phản đối kết luận của IARC và tiếp tục các phân tích toàn diện hơn (mặc dù các phân tích của các cơ quan này thường bị truyền thông hoặc thậm chí bồi thẩm đoàn bỏ qua không xem xét).