<div> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/21/ca-phe-lam-tang-hay-giam-nguy-co-dot-quy.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption"> </p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Cà phê làm giảm nguy cơ đột quỵ?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định xem cà phê có làm tăng nguy cơ đột quỵ hay không. Tin tốt với những người yêu thích cà phê là chưa phát hiện được cà phê gây đột quỵ hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu bạn có sức khỏe tốt. Đặc biệt, kết quả gây ngạc nhiên khi cà phê làm giảm nguy cơ đột quỵ.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống từ 2-4 tách cà phê/ngày thực sự liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, theo <em>verywellhealth</em>.</p> <p style="text-align: justify;">Các chuyên gia giải thích, điều này do sự kết hợp các tác dụng đa dạng của cà phê đối với cơ thể. Cà phê thay đổi sinh lý mạch máu và làm thay đổi lưu lượng máu theo những cách có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Hiệu ứng cà phê có thể làm giảm cục máu đông có hại. Cà phê cũng làm giảm mức cholesterol mà cholesterol làm tăng khả năng đột quỵ.</p> <p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cà phê đã được chứng minh là chứa thành phần chống ô xy hóa - loại chất làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như giảm thiệt hại do đột quỵ, theo <em>verywellhealth</em>.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Cà phê giúp ích cho người sống sót sau đột quỵ</strong></p> </div> <p style="text-align: justify;">Sau đột quỵ, một trong những vấn đề bệnh nhân hay găp nhất là mất ổn định tư thế - chao đảo, chóng mặt, khó cân bằng. Họ phải chịu các mức độ suy giảm cân bằng vì sự cân bằng đòi hỏi tương tác giữa nhiều vùng trong não.</p> <p style="text-align: justify;">Nghiên cứu cho thấy, người sống sót sau đột quỵ tiêu thụ caffeine (một trong những thành phần của cà phê) thực hiện cân bằng tư thế tốt hơn trong các thử nghiệm so với trước khi tiêu thụ caffeine. Theo <em>verywellhealth</em>, điều này có lẽ do caffeine làm tăng sự tỉnh táo bằng cách kích hoạt tạm thời hoặc đánh thức các khu vực não bộ , tham gia vào các khu vực cần thiết để cân bằng hợp lý.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>Cà phê cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ?</strong></p> </div> <p style="text-align: justify;">Điều độ luôn là chìa khóa khi nói đến rượu vang, đậu nành và vitamin. Các loại thực phẩm và đồ uống phổ biến này giúp giảm nguy cơ đột quỵ, nhưng nếu vượt quá số lượng phù hợp, bất kỳ loại nào trong số chúng đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cà phê cũng vậy.</p> <p style="text-align: justify;">Theo <em>verywellhealth</em>, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây ra một phản ứng vật lý nguy hiểm được gọi là co thắt mạch máu (vasospasm là sự đóng cửa đột ngột các mạch máu làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường đến não, gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ xuất huyết não).</p> <p style="text-align: justify;">Cà phê chứa caffeine, chất có thể gây nguy hiểm cho những người bị tăng huyết áp nặng, bệnh tim hoặc co giật, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.</p> <p style="text-align: justify;">Cà phê còn có thể gây đau đầu cho một số người, đồng thời giảm đau cho những người khác. Nhưng trong trường hợp bạn đã được bác sĩ khuyến cáo chống chỉ định với caffeine thì nên nghĩ lại chuyện uống cà phê như một thói quen, theo <em>verywellhealth.</em></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>