<div> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Ca Covid-19 ở Ấn Độ giảm đột ngột 90% không rõ nguyên nhân - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/17/icdn-dantri-com-vn_xet-nghiem-1-1613533816334.jpg" title="Ca Covid-19 ở Ấn Độ giảm đột ngột 90% không rõ nguyên nhân - 1" /> <figcaption> <p>Ca Covid-19 ở Ấn Độ giảm mạnh trong nhiều tháng qua chưa rõ nguyên nhân (Ảnh minh họa: PTI)</p> </figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Khi <span>đại dịch Covid-19</span> bùng phát ở Ấn Độ, nhiều chuyên gia lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến nền y tế vốn tồn tại nhiều vấn đề ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới sụp đổ. Số ca bệnh tăng phi mã trong nhiều tháng và có thời điểm thậm chí Ấn Độ được dự đoán có thể vượt Mỹ - vùng dịch lớn nhất thế giới - về số ca bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày ở Ấn Độ bắt đầu giảm từ tháng 9/2020, và hiện quốc gia này ghi nhận thêm trung bình khoảng 11.000 ca bệnh/ngày, giảm tới 90% so với thời điểm đỉnh dịch - khoảng 100.000 ca/ngày. Sự tụt giảm này đang đặt ra dấu hỏi lớn cho các chuyên gia vì họ vẫn chưa thể lý giải được nguyên nhân đằng sau.</p> <p style="text-align: justify;">Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt giả thuyết cho sự giảm đột ngột tại hầu hết các khu vực ở Ấn Độ, bao gồm cả khả năng một số nơi đã đạt miễn dịch cộng đồng hoặc người dân Ấn Độ sở hữu một khả năng chống vi rút <span>SARS-CoV-2</span> đã có từ trước đó.</p> <p style="text-align: justify;">Việc chính phủ Ấn Độ buộc người dân đeo khẩu trang và ban hành hình phạt nặng nếu vi phạm được xem cũng góp 1 phần vào <span>việc làm</span> số ca giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây vẫn chưa phải là cách lý giải hợp lý vì số ca bệnh tại các khu vực có xu hướng giảm đồng đều dù ở một số khu vực, việc đeo khẩu trang vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.</p> <p style="text-align: justify;"> "Nếu chúng ta không biết lý do (số ca giảm), chúng ta có thể vô tình làm những việc có thể dẫn đến bùng phát bệnh trở lại ", tiến sĩ Shahid Jameel từ Đại học Ashoka của Ấn Độ, cảnh báo.</p> <p style="text-align: justify;">Ấn Độ hiện có trên 11 triệu ca bệnh và 155.000 người thiệt mạng vì dịch. Ấn Độ được xem là chưa thể thống kê đầy đủ hết người bệnh vì nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng ở các bệnh viện trong thời gian qua đã hạ nhiệt - dấu hiệu cho thấy sự lây lan của vi rút đã chậm lại. Ví dụ, khi Ấn Độ ghi nhận 9 triệu ca bệnh vào tháng 11/2020, gần 90% giường bệnh chăm sóc đặc biệt có máy thở ở New Delhi phải phục vụ các bệnh nhân. Giờ đây, con số này là 16%.</p> <p style="text-align: justify;">Tiêm chủng diện rộng được cho cũng không phải là nguyên nhân làm số ca bệnh giảm vì Ấn Độ mới bắt đầu tiêm phòng từ tháng 1.</p> <p style="text-align: justify;">Kể cả khả năng một số khu vực đạt miễn dịch cộng đồng cũng không hoàn toàn chính xác. Điều tra kháng thể ở Ấn Độ cho thấy trước khi tiêm chủng diện rộng, cứ trung bình 5 người thì có 1 người từng mắc vi rút. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mức tối thiểu 70% dân số cần có kháng thể để đạt được miễn dịch cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">Do chưa thể lý giải được nguyên nhân đằng sau tình trạng sụt giảm ca bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân Ấn Độ không chủ quan với mối đe dọa của dịch bệnh do diễn biến khó lường của các chủng vi rút SARS-CoV-2 nguy hiểm mới trong thời gian qua. </p> <p style="text-align: justify;">Theo <em>AP</em></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>