<p style="text-align: justify;"><strong>Người vàng như nghệ vì rượu</strong></p> <p style="text-align: justify;">Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại khoa Cấp cứu thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân người vàng như nghệ do uống rượu lâu năm. Đặc biệt, có những bệnh nhân dù mới ngoài 20 tuổi đã bị xơ gan cổ chướng, nguyên nhân do là uống rượu từ lúc 12 – 13 tuổi.</p> <p style="text-align: justify;">Thạc sĩ Hùng chia sẻ có bệnh nhân viêm tuỵ cấp phải lọc máu ngoài cơ thể và tách huyết tương ra chỉ toàn mỡ đó là mỡ máu.</p> <div> <div> <p style="text-align: justify;">Những trường hợp như thế này không phải là hiếm ở các bệnh viện. Tại khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai trường hợp của bệnh nhân N.V.T (62 tuổi, quê Hải Dương) cấp cứu vì ngộ độc thuốc paracetamol. Các bác sĩ cho biết do bệnh nhân tăng men gan và không biết khi bị ốm đã mua thuốc về uống.</p> </div> </div> <p style="text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 70% nam giới Việt Nam uống rượu. Việt Nam là nước đứng số 1 tại Đông Nam Á về mức độ tiêu thụ bia rượu trên đầu người. Đặc biệt, cứ tầm 4 người uống rượu thì có 1 người uống ở mức nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Trên toàn thế giới, số người chết liên quan đến rượu lớn hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao phổi và bạo lực cộng lại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Rượu tiêu diệt lá gan</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nói về tác hại của rượu, Thạc sĩ Trần Quốc Khánh cho biết gan là cơ quan "xử lý" khoảng 90% lượng rượu bia đưa vào cơ thể, vậy nên những tổn thương trên gan là những tổn thương nguy hiểm và hay gặp nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Trong đó, khi người uống rượu đã bị xơ gan, thời gian sống chỉ có thể đong đếm bằng đơn vị tháng, nếu không được ghép gan kịp thời</p> <p style="text-align: justify;">Bệnh gan liên quan đến rượu là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở Hoa Kỳ, trong đó có ba tổn thương gan liên quan đến rượu bao gồm: gan nhiễm mỡ, viêm gan rượu và xơ gan .</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài ra, suy kiệt, bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng mất trí hoặc bệnh cơ tim có thể cùng tồn tại vì độc tính ngoại cảm của việc lạm dụng rượu.</p> <div> <div style="text-align: justify;"><img alt="Rượu gây tổn thương lớn nhất là gan" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/29/photo-1-1546049898972891460721.jpg" /></div> <div> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> </div> <p style="text-align: justify;">Mức độ tiêu thụ rượu cần thiết cho sự phát triển của các dạng bệnh gan do rượu là 80g rượu mỗi ngày, tương đương 6 đến 8 ly mỗi ngày trong vài năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gan do rượu cao hơn đáng kể hơn nam giới ở bất kỳ mức độ uống rượu nào.</p> <p style="text-align: justify;">Dù cơ chế chưa rõ ràng nhưng nhiều tác giả nghiêng về giả thuyết việc giảm chuyển hóa rượu ở dạ dày, liên quan đến giảm hoạt động dehydrogenase của dạ dày ở phụ nữ làm tăng tính nhạy cảm của phụ nữ đối với tổn thương gan liên quan đến rượu</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt, thạc sĩ Khánh nhấn mạnh tổn thương gan do rượu sẽ nặng nề hơn rất nhiều với những người bị viêm gan virus, dùng thuốc tây khi uống rượu, ăn uống kém, béo phì hoặc quá gầy, uống rượu lúc đói, hay uống rượu mạnh hoặc mỗi lần uống quá nhiều. Uống rượu vang "đỡ" tổn thương gan hơn, tuy nhiên nếu uống nhiều vẫn rất có hại.</p> <p style="text-align: justify;">Trong 3 tổn thương gan do rượu, gan nhiễm mỡ hay gặp nhất tuy nhiên tổn thương này có thể hồi phục nếu bệnh nhân ngừng uống rượu.</p> <p style="text-align: justify;">Còn khi chúng ta uống rượu lâu ngày viêm gan do rượu sẽ xảy đến và đây được coi là dấu hiệu báo trước của xơ gan rượu: một tổn thương vô cùng nguy hiểm. Có đến 35% người nghiện rượu nặng mắc bệnh viêm gan do rượu và hơn 1/3 trong số đó chết trong vòng sáu tháng sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện</p> <p style="text-align: justify;">Thạc sĩ Khánh cho biết cách tốt nhất là cai rượu đặc biệt là những người đã mắc bệnh về gan thì đều được bác sĩ khuyến cáo không uống rượu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó bắt buộc phải uống rượu.</p> <p style="text-align: justify;">Uống rượu dưới 30 độ, nếu rượu nặng hơn hãy pha loãng trước khi uống. Tránh tuyệt đối không uống rượu lúc đói, tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi vào tiệc rượu 30 phút.</p> <p style="text-align: justify;">Tránh tối đa uống rượu trắng không rõ nguồn gốc, rượu pha/ngâm thập cẩm, rượu ngâm động vật. Đặc biệt, khi đang dùng thuốc tây hoặc bị viêm gan uống rượu không khác gì tự sát.</p> <p style="text-align: justify;">Sau tiệc rượu tối, chưa nên vội đi ngủ ngay, có thể hát hò uống nước nói chuyện ít nhất 30 phút -1 tiếng rồi hãy đi ngủ.</p> <p style="text-align: justify;">Những thực phẩm rất tốt khi uống rượu bao gồm đậu xanh, mướp đắng, cà chua, gừng và các loại trái cây mọng nước (cam, nho, bưởi…)</p> <p style="text-align: justify;">Theo<i> Trí thức trẻ</i></p>