Theo lãnh đạo MPC cho biết, từ tháng 10/2017, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã giảm trong bình 25% giá vé đối với tất cả các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; tiếp đó cũng trong năm 2017, Bộ GTVT đã đồng ý để nhà đầu tư giảm số năm thu phí từ 17 năm 3 tháng xuống còn 15 năm 7 tháng. Ngoài ra thời gian thu phí thực tế còn tiếp tục được điều chỉnh căn cứ vào lưu lượng và doanh thu thực tế, được cập nhật thường xuyên vào phương án tài chính.
Do đặc thù tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, được các phương tiện lựa chọn là tuyến lưu thông chính thay cho tuyến QL1A trước đây, tạo cơ hội cho Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ tăng doanh số cho những năm tới.
Cũng theo MPC, doanh số thu phí của tháng cao nhất tại các trạm BOT hiện nay là trên 70,3 tỷ đồng, tháng thấp nhất là 60,1 tỷ đồng. Trong đó, doanh số vé lượt là 52,6 tỷ đồng, còn lại là vé quý, vé tháng. Tổng cộng 5 tháng đầu năm nay đạt 324 tỷ đồng với mức trung bình 2,1 tỷ đồng.
Việc thu phí hiện nay tại các trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ của Công ty là công khai, minh bạch, có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước, ngoài ra còn có sự giám sát chéo của Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), do hai bên thực hiện công tác thu phí liên thông.