Bộ Y tế: Xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài

Trước diễn biến phức tạp của bệnh Bạch hầu tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bộ Y tế đã gửi Công điện số 3592/CĐ-BYT ngày 02/7/2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu và tiếp nhận điều trị bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Đắc Nông đến Sở Y tế các tỉnh: Đắk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước.

<div> <p>Theo đ&oacute;, từ đầu th&aacute;ng 6/2020 đến nay, tr&ecirc;n địa b&agrave;n khu vực T&acirc;y nguy&ecirc;n đ&atilde; ghi nhận 20 trường hợp dương t&iacute;nh với vi khuẩn bạch hầu, trong đ&oacute; tỉnh Đăk N&ocirc;ng đ&atilde; ghi nhận 12 trường hợp (tại huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc; v&agrave; huyện Đắk Glong, trong đ&oacute; c&oacute; 01 trường hợp tử vong) v&agrave; tại tỉnh Kon Tum 8 trường hợp.</p> <p>Để hạn chế tới mức thấp nhất c&aacute;c trường hợp tử vong, Bộ Y tế y&ecirc;u cầu Sở Y tế tỉnh Đăk N&ocirc;ng triển khai thực hiện nghi&ecirc;m c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng, chống dịch bạch hầu. Chỉ đạo c&aacute;c cơ sở kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh tăng cường kh&aacute;m, ph&aacute;t hiện sớm c&aacute;c trường hợp bệnh bạch hầu, c&aacute;ch ly kịp thời c&aacute;c trường hợp mắc, khoanh v&ugrave;ng xử l&yacute; triệt để ổ dịch kh&ocirc;ng để dịch bệnh lan rộng v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i.</p> <p>Chuẩn bị sẵn c&aacute;c khu c&aacute;ch ly, buồng c&aacute;ch ly, phương tiện, vật tư, thuốc, điều trị bệnh bạch hầu theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đo&aacute;n, điều trị bệnh bạch hầu.</p> <p>Tập huấn, n&acirc;ng cao năng lực chẩn đo&aacute;n, điều trị bệnh bạch hầu để chuẩn bị tiếp nhận điều trị c&aacute;c ca bệnh nặng. Trong trường hợp cần hỗ trợ chuy&ecirc;n m&ocirc;n kỹ thuật, phương tiện, vật tư, thuốc điều trị bệnh bạch hầu, Sở Y tế c&oacute; văn bản b&aacute;o c&aacute;o kịp thời về Bộ Y tế.</p> <p>Tăng cường c&aacute;c biện ph&aacute;p tuy&ecirc;n truyền, gi&aacute;o dục sức khỏe trong cơ sở kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh v&agrave; trong cộng đồng để người d&acirc;n hiểu v&agrave; chủ động ph&ograve;ng, chống dịch bạch hầu. Phối hợp với c&aacute;c Sở ban, ng&agrave;nh, c&aacute;c tổ chức ch&iacute;nh trị - x&atilde; hội triển khai đồng bộ c&aacute;c giải ph&aacute;p ph&ograve;ng, chống dịch bệnh bạch hầu tr&ecirc;n địa b&agrave;n.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/03/media-suckhoedoisong-vn_74329483_10157650675238789_5193610995358223902_o.jpg" /><em>Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xu&acirc;n Tuy&ecirc;n kiểm tra việc ti&ecirc;m chủng tại x&atilde; Quang Ho&agrave;,&nbsp;huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk N&ocirc;ng.</em></p> <p>Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế c&aacute;c tỉnh: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, L&acirc;m Đồng v&agrave; B&igrave;nh Phước chỉ đạo c&aacute;c cơ sở kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh tổ chức tiếp nhận, điều trị người bệnh bạch hầu do cơ sở kh&aacute;m bệnh, chữa bệnh của tỉnh Đắc N&ocirc;ng chuyển đến theo đ&uacute;ng quy định về thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm nh&oacute;m B, như tiếp nhận v&agrave; xử l&yacute; điều trị cấp cứu.</p> <p>Sở Y tế c&aacute;c tỉnh thường xuy&ecirc;n b&aacute;o c&aacute;o t&igrave;nh h&igrave;nh thu dung v&agrave; điều trị người bệnh bạch hầu về Bộ Y tế (Cục Quản l&yacute; Kh&aacute;m, chữa bệnh) theo đ&uacute;ng quy định hiện h&agrave;nh.</p> <div><strong>Để chủ động ph&ograve;ng chống bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến c&aacute;o người d&acirc;n cần thực hiện tốt c&aacute;c biện ph&aacute;p sau:</strong><br /> 1. Đưa trẻ đi ti&ecirc;m chủng ti&ecirc;m vắc xin phối hợp ph&ograve;ng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi ti&ecirc;m v&agrave; đ&uacute;ng lịch.<br /> 2. Thường xuy&ecirc;n rửa tay bằng x&agrave; ph&ograve;ng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh th&acirc;n thể, mũi, họng h&agrave;ng ng&agrave;y; hạn chế tiếp x&uacute;c với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.<br /> 3. Đảm bảo nh&agrave; ở, nh&agrave; trẻ, lớp học th&ocirc;ng tho&aacute;ng, sạch sẽ v&agrave; c&oacute; đủ &aacute;nh s&aacute;ng.<br /> 4. Khi c&oacute; dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được c&aacute;ch ly v&agrave; đưa đến cơ sở y tế để được kh&aacute;m, điều trị kịp thời.<br /> 5. Người d&acirc;n trong ổ dịch cần thực hiện nghi&ecirc;m t&uacute;c việc uống thuốc ph&ograve;ng v&agrave; ti&ecirc;m vắc xin ph&ograve;ng bệnh theo chỉ định v&agrave; y&ecirc;u cầu của cơ quan y tế.<br /> Lịch ti&ecirc;m chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương tr&igrave;nh Ti&ecirc;m chủng mở rộng:<br /> Mũi 1: Ti&ecirc;m khi trẻ được 2 th&aacute;ng tuổi<br /> Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 th&aacute;ng<br /> Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 th&aacute;ng<br /> Mũi 4: Khi trẻ 18 th&aacute;ng tuổi.</div> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top