Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơm là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam. Phần lớn mọi người ăn cơm mỗi ngày trong bữa ăn gia đình, và việc đôi lúc nấu thừa cơm là khó tránh.

Nếu biết cách bảo quản cơm nguội, bạn sẽ duy trì được chất lượng và sự an toàn của nó. Bảo quản không đúng cách, cơm nguội không chỉ kém ngon mà còn có thể gây hại sức khỏe.

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu - Ảnh minh họa

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu - Ảnh minh họa

Theo Health, cơm thừa bảo quản đúng cách và đun nóng trước khi ăn rất ít khi bị rủi ro. Tuy nhiên, nếu cơm thừa vẫn để ở nhiệt độ từ 40 đến 140 độ F sau hai giờ thì sẽ có nhiều rủi ro hơn. Sự kết hợp nhiệt độ và thời gian này có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn.

Cơm đã nấu cũng không nên để quá một giờ nếu nhiệt độ trên 90 độ F. Khi cơm thừa không còn nóng nữa thì phải cho vào hộp kín và để trong tủ lạnh. Sau khi cơm thừa bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 40 độ F, cơm có thể để được trong tủ lạnh tối đa 4 ngày hoặc trong tủ đông từ 3 đến 4 tháng.

Cơm thừa bảo quản trong tủ lạnh chỉ được hâm nóng một lần trước khi sử dụng. Nên chia cơm thừa bảo trong tủ lạnh thành nhiều phần nhỏ trước khi hâm nóng -bảo quản-hâm nóng. Để giúp cơm thừa bảo quản đảm bảo an toàn, tất cả thức ăn thừa cần được hâm nóng lại ở nhiệt độ bên trong là 165 độ F.

Một số lưu ý khi bảo quản cơm nguội

- Cần bảo quản cơm nguội trong hộp/túi zip sạch và kín, không để thức ăn mặn dính vào.

- Tuyệt đối không bảo quản cơm lại lần thứ hai.

- Khi bỏ cơm nguội ra dùng, cần kiểm tra lại xem chúng có dấu hiệu thiu, mốc hay có gì bất thường không. Nếu cơm không có mùi lạ thì vẫn dùng được bình thường, còn nếu cơm bết dính bất thường thì đó có thể là dấu hiệu vì khuẩn xâm nhập, hãy bỏ đi thay vì sử dụng.

- Cơm quá khô, cứng cũng không nên giữ lại dùng vì chất lượng và hương vị đã giảm đi.

Hâm nóng cơm nguội thế nào an toàn?

Sử dụng lò vi sóng

- Tháo nắp hộp đựng cơm ra, thêm 1-2 muỗng canh nước. Đậy nhẹ nắp lên trên.

- Làm ấm cơm trong lò vi sóng 3-4 phút.

- Đảm bảo rằng nhiệt độ bên trong của cơm đã được làm nóng ở mức khoảng 75 độ C hoặc cao hơn. Nếu không chắc chắn, hãy sử dụng nhiệt kế thực phẩm.

- Ăn ngay khi còn nóng.

Hấp cơm

- Chuyển cơm vào quánh (xoong có thành cao và tay cầm dài) cùng 1-2 thìa bơ hoặc dầu (có thể bỏ qua).

- Thêm 1-2 muỗng canh nước cho mỗi bát cơm và đun nhỏ lửa. Giữ nắp trên chảo.

- Thỉnh thoảng khuấy đều, sau đó kiểm tra xem nhiệt độ bên trong cơm đã đạt mức khoảng 75 độ C hay chưa. Dùng ăn ngay khi còn nóng.

Rang cơm

- Chuyển cơm vào chảo, thêm chút dầu.

- Đảo cơm liên tục trên lửa vừa. Dằm nhỏ bất kỳ phần cơm nào bị vón cục và đảm bảo gạo được phủ đều một lớp dầu ăn.

- Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ bên trong ít nhất là 75 độ C.

- Ăn ngay khi còn nóng.

Theo Đời sống
back to top