Bộ trưởng Y tế cảnh báo nguy cơ dịch Covid-19 quay trở lại

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại các nước láng giềng, Bộ trưởng Y tế cảnh báo nguy cơ xuất hiện dịch tại Việt Nam rất lớn.

<div> <p>S&aacute;ng 16/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, th&agrave;nh.</p> <p>Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh b&aacute;o, nguy cơ xuất hiện dịch&nbsp;<span>Covid-19</span> tại&nbsp;Việt Nam&nbsp;l&agrave; rất lớn trong bối cảnh dịch b&ugrave;ng ph&aacute;t mạnh tại c&aacute;c nước l&aacute;ng giềng v&agrave; tr&ecirc;n thế giới. Trong khi đ&oacute;, nước ta vẫn thường xuy&ecirc;n tổ chức c&aacute;c chuyến bay giải cứu n&ecirc;n việc kiểm so&aacute;t dịch trong thời gian tới rất kh&oacute; khăn.</p> <p>Hiện nay khu vực n&oacute;ng nhất l&agrave; bi&ecirc;n giới T&acirc;y Nam v&agrave; c&aacute;c tỉnh T&acirc;y Nam Bộ. Do đ&oacute;, Bộ Y tế sẽ tiếp tục th&agrave;nh lập c&aacute;c đo&agrave;n c&ocirc;ng t&aacute;c đi đến v&ugrave;ng n&agrave;y để kiểm tra.</p> <p>Bộ trưởng đề nghị c&aacute;c địa phương, đặc biệt l&agrave; lực lượng bi&ecirc;n ph&ograve;ng giữ thật chặt khu vực bi&ecirc;n giới, ngăn chặn c&aacute;c trường hợp xuất nhập cảnh tr&aacute;i ph&eacute;p, đảm bảo c&aacute;ch ly. Đ&acirc;y l&agrave; những &ldquo;ch&igrave;a kh&oacute;a&rdquo; quan trọng trong kiểm dịch giai đoạn tới.</p> <p>&ldquo;Nếu ch&uacute;ng ta lơ l&agrave;, bu&ocirc;ng lỏng để xảy ra ca bệnh nhập cảnh, đặc biệt nhiễm biến chủng Anh, Nam Phi, sau đ&oacute; l&acirc;y nhiễm v&agrave;o cộng đồng th&igrave; việc kiểm so&aacute;t sẽ rất kh&oacute; khăn&rdquo;, Bộ trưởng nhấn mạnh.</p> <p><img alt="Bộ trưởng Y tế cảnh báo nguy cơ dịch Covid-19 quay trở lại" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/16/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_bo-truong-y-te-canh-bao-nguy-co-dich-covid-19-quay-tro-lai.jpg" title="Bộ trưởng Y tế cảnh báo nguy cơ dịch Covid-19 quay trở lại" /></p> <p class="t-c"><em>Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ tr&igrave; cuộc họp trực tuyến&nbsp;</em></p> <p class="t-l">V&igrave; vậy, Bộ Y tế li&ecirc;n tục nhắc nhở c&aacute;c địa phương kh&ocirc;ng được lơ l&agrave;, chủ quan, triển khai quyết liệt c&aacute;c biện ph&aacute;p chống dịch, đặc biệt c&aacute;c tỉnh c&oacute; bi&ecirc;n giới với Campuchia, do khu vực n&agrave;y kh&ocirc;ng c&oacute; ranh giới, chỉ c&oacute; c&aacute;c cột mốc, đi lại rất dễ d&agrave;ng.</p> <p>Bộ Y tế y&ecirc;u cầu c&aacute;c địa phương ngay khi ph&aacute;t hiện c&oacute; người nhập cảnh về cần lập tức b&aacute;o cho cơ quan chức năng để c&aacute;ch ly ngay đồng thời tăng cường tầm so&aacute;t cộng đồng tại c&aacute;c khu vực nguy cơ cao, người phục vụ, cơ sở y tế&hellip; để&nbsp;nhận biết&nbsp;sớm c&aacute;c ca nhiễm.</p> <p>Bộ Y tế cũng chỉ đạo c&aacute;c địa phương cập nhật bản đồ an to&agrave;n Covid-19 tại tất cả cơ sở y tế, kinh doanh, dịch vụ, trường học. Ph&ograve;ng kh&aacute;m n&agrave;o kh&ocirc;ng đảm bảo sẽ bị đ&igrave;nh chỉ hoạt động.</p> <p>Đặc biệt, c&aacute;c địa phương phải c&oacute; kịch bản về x&eacute;t nghiệm, c&aacute;ch ly diện rộng, điều trị để sẵn s&agrave;ng k&iacute;ch hoạt ngay khi c&oacute; dịch.</p> <p>&ldquo;Mọi địa phương đều c&oacute; thể xuất hiện dịch. Ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng thể chắc chắn 100% dịch xảy ra ở đ&acirc;u n&ecirc;n c&aacute;c tỉnh đều c&oacute; nguy cơ&rdquo;, Bộ trưởng lưu &yacute;.</p> <p>Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch trong năm 2021 chưa thể kiểm so&aacute;t được. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng c&aacute;c biện ph&aacute;p hạn chế, trung b&igrave;nh mỗi ng&agrave;y thế giới ghi nhận 600.000 - 700.000 ca mắc mới, 1.000 - 2.000 ca tử vong.</p> <p>&Ocirc;ng Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự ph&ograve;ng cho biết th&ecirc;m, một số quốc gia như Th&aacute;i Lan đang xuất hiện đợt b&ugrave;ng ph&aacute;t dịch mới, từ c&aacute;c ổ dịch ở Bangkok lan ra nhiều tỉnh. Tại Campuchia, dịch cũng hết sức phức tạp với hơn 4.300 ca mắc, đặc biệt trong những tuần gần đ&acirc;y số ca mắc tăng đột biến.</p> <p>Việt Nam đến nay đ&atilde; qua 21 ng&agrave;y kh&ocirc;ng ghi nhận ca mắc Covid-19 ngo&agrave;i cộng đồng tuy nhi&ecirc;n vẫn ghi nhận nhiều ca mắc l&agrave; người nhập cảnh.</p> <p>&Ocirc;ng Tấn cũng lưu &yacute;, vấn đề lưu t&acirc;m hiện nay l&agrave; t&acirc;m l&yacute; lơ l&agrave;, chủ quan trong cộng đồng, t&igrave;nh trạng nhập cảnh tr&aacute;i ph&eacute;p, quản l&yacute; kh&ocirc;ng tốt người nhập cảnh hợp ph&aacute;p; kiểm tra gi&aacute;m s&aacute;t chưa thường xuy&ecirc;n, chưa thực chất&hellip;</p> <p><strong>Việt Nam chưa ghi nhận t&igrave;nh trạng đ&ocirc;ng m&aacute;u</strong></p> <p>Bộ trưởng cho biết, 817.200 liều vắc xin AstraZeneca nhận từ Covax hiện đ&atilde; được Bộ Y tế ph&acirc;n bổ tới 28 địa phương.</p> <p>Bộ Y tế y&ecirc;u cầu tất cả c&aacute;c tỉnh lập kế hoạch ti&ecirc;m chủng theo đ&uacute;ng tinh thần Nghị quyết 21 v&agrave; kết th&uacute;c ti&ecirc;m chủng trước ng&agrave;y 5/5, thay v&igrave; ng&agrave;y 15/5 như dự kiến ban đầu.</p> <p>&ldquo;Vắc xin của Covax hết hạn v&agrave;o ng&agrave;y 30/5 n&ecirc;n y&ecirc;u cầu c&aacute;c địa phương phải triển khai thật tốt, thật nhanh, kh&ocirc;ng được ph&eacute;p để bất kỳ liều vắc xin n&agrave;o phải hủy bỏ v&igrave; l&yacute; do kh&ocirc;ng tổ chức ti&ecirc;m chủng. Địa phương n&agrave;o kh&ocirc;ng ti&ecirc;m sẽ thu hồi vắc xin, th&ocirc;ng b&aacute;o rộng r&atilde;i. Đ&acirc;y cũng l&agrave; chỉ đạo của Thủ tướng trong cuộc họp h&ocirc;m qua&rdquo;, Bộ trưởng n&oacute;i.</p> <p>Bộ trưởng Long cũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức ti&ecirc;m chủng theo đ&uacute;ng kế hoạch. Cả nước đ&atilde; ti&ecirc;m được gần 75.000 người, song chỉ c&oacute; 33% c&oacute; phản ứng th&ocirc;ng thường sau ti&ecirc;m, hầu hết l&agrave; đau, n&oacute;ng đỏ, ngứa tại vị tr&iacute; ti&ecirc;m, một số trường hợp sốt nhẹ, tuy nhi&ecirc;n đều hết sau 1-2 ng&agrave;y.</p> <p>&ldquo;Tỉ lệ phản ứng sau ti&ecirc;m tại Việt Nam thấp hơn c&aacute;c nước. Ngay vắc xin 5 trong 1 trong chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng mở rộng cũng c&oacute; tỉ lệ phản ứng tr&ecirc;n 50%&rdquo;, &ocirc;ng Long dẫn chứng.</p> <p>Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp n&agrave;o c&oacute; huyết khối sau ti&ecirc;m vắc xin AstraZeneca. Tỉ lệ phản ứng qu&aacute; mức sau ti&ecirc;m chỉ ở mức 1%, cả 5 ca đều đ&atilde; b&igrave;nh phục sau khi được xử tr&iacute; đ&uacute;ng ph&aacute;c đồ.</p> <p>Theo Bộ Y tế, l&yacute; do khiến tỉ lệ phản ứng sau ti&ecirc;m tại Việt Nam thấp do lu&ocirc;n qu&aacute;n triệt ti&ecirc;m đến đ&acirc;u an to&agrave;n đến đ&oacute;, quy định kh&aacute;m s&agrave;ng lọc, đối tượng tr&igrave; ho&atilde;n ti&ecirc;m, chống chỉ định ti&ecirc;m mở rộng hơn c&aacute;c nước, người ti&ecirc;m được theo d&otilde;i tại chỗ 30 ph&uacute;t v&agrave; tiếp tục theo d&otilde;i sau 24 giờ.</p> <p>Trong ng&agrave;y 15/4, Bộ Y tế đ&atilde; th&agrave;nh lập Ban chỉ đạo an to&agrave;n ti&ecirc;m chủng, tập hợp tất cả gi&aacute;o sư đầu ng&agrave;nh tất cả lĩnh vực, đặc biệt trong điều trị để hỗ trợ c&aacute;c địa phương xử l&yacute; c&aacute;c trường hợp qu&aacute; mẫn sau ti&ecirc;m chủng, kể cả ca bệnh c&oacute; huyết khối.</p> <p>C&aacute;c chuy&ecirc;n gia sẽ hội chẩn, hỗ trợ tuyến với hơn 1.500 điểm kh&aacute;m chữa bệnh từ xa tr&ecirc;n cả nước.</p> <p>&ldquo;Việt Nam đặt ti&ecirc;u ch&iacute; an to&agrave;n ti&ecirc;m chủng ở mức độ rất cao v&agrave; cao hơn y&ecirc;u cầu. C&oacute; nhiều trường hợp phản ứng sau ti&ecirc;m chưa đến mức nặng nhưng vẫn xử l&yacute; như trường hợp nặng. Bộ Y tế đồng &yacute; phương &aacute;n n&agrave;y, n&acirc;ng cao hơn một mức so với khuyến c&aacute;o chung của quốc tế v&agrave; WHO&rdquo;, &ocirc;ng Long nhấn mạnh.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vietnamnet.vn
back to top