<div> <section class="live-event" data-liveid="920"> <header><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" class="cms-video" data-video-src="https://www.youtube.com/embed/4bLBGCrd5Jc" frameborder="0" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/4bLBGCrd5Jc?rel=0" width="100%"></iframe></header> <div> <div> <p><time datetime="11:10 ngày 07/11/2019">4 phút trước</time></p> </div> </div> </section> </div> <meta class="cms-live-time" content="2019-11-07T11:10:36T+07:00" itemprop="datePublished" /> <div> <div><strong>Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ tốn kém, hình thức thì có nên bỏ? </strong></div> <div>Chất vấn đầu tiên, ĐB Nguyễn Thanh Hải, Tiền Giang hỏi về vấn đề biên chế giáo dục, y tế tại các đơn vị sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc, tới đây sẽ giải quyết như thế nào? </div> <div>Tương tự, ĐB Nguyễn Trường Giang, Đắk Nông cũng quan tâm đến tình trạng thiếu giáo viên ở vùng xâu vùng xa, làm thế nào để đủ biên chế giáo viên tại các vùng khó khăn này?</div> <div>Trong khi đó, ĐB Phùng Văn Hùng, Cao Bằng phản ánh tình trạng nhập vào tách ra không phải hiếm ở Việt Nam. Ông dẫn dụ việc sáp nhập 3 văn phòng cấp tỉnh, nhiều người cho rằng, còn nhiều bất cập. Vậy theo quan điểm của Bộ trưởng, việc sáp nhập có tăng hiệu quả bộ máy không?</div> <div>Vấn đề rất đáng quan tâm, gây nhức nhối trong thời gian qua được ĐB Nguyễn Thị Phúc, đoàn Hưng Yên nêu ra là vấn đề văn bằng chứng chỉ khi xét tuyển thi nâng ngạch. Có hay không những bất cập về chất lượng cũng như tính hình thức về chứng chỉ? Làm thế nào khắc phục được tính hình thức, và có nên bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ khi xét nâng ngạch, thi tuyển, xét tuyển công chức viên chức không?</div> </div> <div> <p><time datetime="11:02 ngày 07/11/2019">12 phút trước</time></p> </div> <meta class="cms-live-time" content="2019-11-07T11:02:31T+07:00" itemprop="datePublished" /> <div> <div>Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ, nghị quết của Quốc hội, việc việc sắp xếp tổ chức bộ máy bước đầu đã tinh gọn và hạn chế sự chồng chéo, giao thoa. Kết quả đã giảm được 4 Tổng cục, 11 vụ, cũng như số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.</div> <div>Trong đó, riêng tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện; Thanh Hóa giảm 38 xã, Hòa Bình giảm 76 xã Hoà Bình…Tuy nhiên, so với các mục tiêu nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề ra thì chưa đạt được. “Bộ Nội vụ rất mong nhận được sự chia sẻ của các đại biểu Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng và Kế hoạch Nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả chính quyền gần dân, sát dân”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân bày tỏ.</div> </div> <div> <p><time datetime="10:50 ngày 07/11/2019">24 phút trước</time></p> </div> <meta class="cms-live-time" content="2019-11-07T10:50:45T+07:00" itemprop="datePublished" /> <div>Có tổng cộng 79 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.<br /> <br /> <br /> </div> <div> <p><time datetime="10:42 ngày 07/11/2019">31 phút trước</time></p> </div> <meta class="cms-live-time" content="2019-11-07T10:42:55T+07:00" itemprop="datePublished" /> <div><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" class="cms-video" data-video-src="https://www.youtube.com/embed/4bLBGCrd5Jc" frameborder="0" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/4bLBGCrd5Jc?rel=0" width="100%"></iframe></div> <p>Nội dung chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xoay quanh việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng với đó, Quốc hội cũng chất vấn về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức; công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.</p> <p>Tư lệnh các ngành Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công an sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề thứ ba này.</p> <p>Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã báo cáo Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.</p> <p>Tư lệnh ngành nội vụ cho biết, ở cấp tỉnh thời gian qua đã thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ liên thông (Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng); thí điểm hợp nhất cơ quan chuyên môn với các tổ chức tham mưu, giúp việc của đảng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng: Hợp nhất Ban Tổ chức tỉnh ủy với Sở Nội vụ, hợp nhất Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh: 01 địa phương;</p> <p>Cùng với đó, cấp tỉnh cũng thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại 11 địa phương; thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại 2 địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa.</p> <p>Bộ trưởng Tân cho biết, tính đến này 30/9/2019, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, biên chế công chức của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế của các Hội có tính chất đặc thù và biên chế công chức dự phòng năm 2020 là 253.517 biên chế, giảm 8,68% so với số biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện được giao năm 2015.</p> <p><strong>Bổ nhiệm người nhà người thân</strong></p> <p>Về công tác bổ nhiệm, theo Bộ trưởng Nội vụ, vẫn còn những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, như bổ nhiệm chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện; bổ nhiệm quá số lượng quy định; chưa đáp ứng về trình tự, thủ tục bổ nhiệm; bổ nhiệm người nhà người thân.</p> <p>Qua thanh tra đã phát hiện hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ của các Bộ, ngành, địa phương, như tuyển dụng công chức, viên chức còn có nơi thông báo công khai không bảo đảm quy định, quy định bằng cấp chuyên môn không phù hợp với vị trí dự tuyển; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý không đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.</p> <p>Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/9/2019, Thanh tra Bộ Nội vụ đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương thu hồi 21 trường hợp bổ nhiệm và 233 trường hợp tuyển dụng không đúng quy định.</p> <div> <div> <p> </p> </div> </div>