<div> <p>Cựu Bộ trưởng Aschbacher cho biết bà từ chức để "bảo vệ gia đình của mình". Chính trị gia 37 tuổi đồng thời cho rằng "sự thù ghét với động cơ chính trị và các đợt công kích cá nhân" làm bà "không thể chịu nổi".</p> <p>Trước đó, blogger Stefan Weber đã cáo buộc luận án thạc sĩ mà bà Aschbacher công bố hồi 2006 là "đạo văn, trích dẫn không chính xác và thiếu kiến thức về tiếng Đức".</p> <p>Thời điểm đó, bà Aschbacher đã tốt nghiệp loại ưu Đại học Khoa học Ứng dụng ở Wiener Neustadt, phía nam thủ đô Vienna.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="bo truong Ao tu chuc vi dao van anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/10/znews-photo-zadn-vn_asch.jpg" title="bộ trưởng Áo từ chức vì đạo văn ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Cựu Bộ trưởng Lao động Áo Christine Aschbacher. Ảnh: <em>Getty.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Ông Weber đã lặp lại cáo buộc tương tự với tài liệu về dịch Covid-19 mà bà Aschbacher đã nộp cho Đại học Kỹ thuật Bratislava ở Slovakia vào tháng 5/2020.</p> <p>Sau khi bị công kích dữ dội, bà Aschbacher đã bác bỏ các cáo buộc và tuyên bố rời khỏi nội các Áo.</p> <p>Thủ tướng Áo Sebastian Kurz viết trên Twitter rằng ông tôn trọng quyết định từ chức của bà Aschbacher. Bởi lẽ, vụ bê bối đã tạo thêm áp lực lên chính phủ nước này, vốn đang hứng chịu nhiều chỉ trích về công tác chống dịch Covid-19.</p> <p>Thủ tướng Kurz cho biết thêm rằng ông sẽ chỉ định người kế nhiệm bà Aschbacher vào ngày 11/1.</p> <p>Đạo văn là một trong những hành vi bị lên án gay gắt nhất trong giới học thuật. Ở các nước phương Tây, việc trích dẫn và dẫn nguồn không đúng quy cách cũng bị xem là đạo văn.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>