Để tránh tình trạng no bụng mà vẫn thiếu chất, cần cung cấp cho trẻ 3 bữa chính đủ năng lượng, cân bằng các vitamin và khoáng chất. Chọn các thực phẩm tươi ngon, phong phú về chủng loại, hạn chế tối đa các bữa ăn nhanh mất cân bằng dưỡng chất. Với trẻ học bán trú, các bữa trưa tại trường cũng cần được cải thiện theo hướng đa dạng thực phẩm hơn theo khuyến nghị của Bộ Y tế về khẩu phần dinh dưỡng học đường.
Đối với trẻ em tiểu học, nhu cầu năng lượng khuyến nghị được tính dựa theo Bảng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016:
Tuổi |
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị (kcal) |
|
Nam |
Nữ |
|
6 - 7 tuổi |
1570 |
1460 |
8 – 9 tuổi |
1820 |
1730 |
10 – 11 tuổi |
2150 |
1980 |
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cơ bản gồm nhu cầu về năng lượng: nhu cầu về năng lượng là điểm quan trọng hàng đầu trong khẩu phần ăn. Khi đủ nhu cầu năng lượng tức là đảm bảo cho trẻ được ăn no, khi đã ăn no thì mới quan tâm đến tính cân đối của khẩu phần. Tổng số năng lượng trong khẩu phần là tổng cộng năng lượng do các chất Gluxit, protein và lipid cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày cuả trẻ. Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về năng lượng cũng sẽ khác nhau và tất yếu là nhu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng như: gluxit, protein, lipid,…thậm chí là vitamin, khoáng chất.
Bữa ăn của trẻ hàng ngày cần đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý từ bốn nhóm thực phẩm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và muối khoáng. Khẩu phần ăn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng như: % năng lượng do các chất (Gluxit, đạm, lipid) cung cấp/tổng năng lượng khẩu phần, tỷ lệ % protein động vật/protein tổng số, tỷ lệ % lipid động vật/lipid tổng số, tỷ lệ canxi/phospho,…
Tiêu chuẩn dinh dưỡng bữa ăn học đường của học sinh tiểu học:
Nhóm tuổi |
Năng lượng (Kcal) |
Tỷ lệ P:L:G |
|
Bữa trưa |
Bữa phụ |
13 – 20% : 20 – 30% : 50 – 65% |
|
30 – 40% |
5 – 10% |
||
6 – 7 tuổi |
454,2 – 605,6 |
75,7 – 151,4 |
|
8 – 9 tuổi |
532,5 - 710 |
88,8 – 177,5 |
|
10 – 11 tuổi |
618,6 – 824,8 |
101,3 – 202,6 |
Việc cung cấp năng lượng không đủ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng. Trong khi đó, cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng thừa dưới dạng mỡ, dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì cùng những hậu quả về bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… Vì vậy, nhà trường cần xây dựng thực đơn bữa ăn học đường đảm bảo chế độ dinh dưỡng và VSATTP, chế độ ăn cần tăng cường rau quả, chất xơ, các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.