Bộ phận của cá chứa cả ổ vi khuẩn, dễ bị bỏ quên khi chế biến

Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Khi sơ chế cá, ngoài cạo sạch vảy, bỏ mang và ruột cá thì việc vệ sinh lớp nhầy và loại bỏ màng đen trong bụng cá cũng cần được chú trọng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, cá là một nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, bất kể là cá biển hay cá nước ngọt, và mọi người nên bổ sung vào chế độ ăn uống thường xuyên. Ngoài việc cung cấp protein, cá còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là một nguồn cung cấp dồi dào omega-3.

Tuy nhiên khi sơ chế để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài cạo sạch vảy, bỏ mang và ruột cá thì việc vệ sinh lớp nhầy và loại bỏ màng đen trong bụng cá cũng cần được chú trọng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng lý giải, lớp màng nhầy bao phủ thân cá không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn và chất bẩn.

Mặc dù việc ăn cá còn chứa lớp nhầy này không gây ra ngộ độc thực phẩm, nhưng có thể khiến món ăn giảm chất lượng vì mùi tanh của cá. Trường hợp cá chưa được nấu chín, rất có thể khiến món ăn không được an toàn.

Màng đen trong bụng cá, người nội trợ nên chú ý khi sơ chế cá trước khi chế biến. Ảnh minh họa

Màng đen trong bụng cá, người nội trợ nên chú ý khi sơ chế cá trước khi chế biến. Ảnh minh họa

Tương tự, lớp màng đen trong bụng cá cũng là nơi chứa vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ và cũng dễ nhiễm độc tố và mùi tanh khó chịu.

Đối với mật cá, nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mật cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong.

Để đảm bảo sức khỏe và giá trị dinh dưỡng cho món ăn, người nội trợ nên loại bỏ những bộ phận của cá nêu trên trước khi nấu nướng.

Bí quyết giúp cá bớt tanh sau khi sơ chế

Để loại bỏ mùi tanh của cá, có thể dùng nước muối hoặc nước vo gạo để mang lại hiệu quả tốt. Sau khi làm sạch, bạn mang cá ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo và để ngâm trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, cá sẽ bớt mùi tanh.

Ngâm rửa cá với rượu, gừng là một trong số mẹo hay được sử dụng nhiều nhất nó có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng hỗn hợp của chúng để rửa cá, giúp khử hết mùi tanh của cá, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Thêm vào đó, có thể dùng các loại gia vị trong căn bếp làm hỗn hợp tẩm ướt có tác dụng khử tanh vô cùng hiệu quả, hãy dùng hạt tiêu, hành, ớt, gừng, rau cần để làm bớt mùi tanh.

Cá là một nguồn protein tuyệt vời, rất quan trọng để duy trì cơ bắp, các cơ quan và mạch máu khỏe mạnh.

Cá cũng rất giàu iốt, là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Iốt rất quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp, nơi kiểm soát những thứ như cảm giác thèm ăn và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cá cũng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào như: Vitamin D; Vitamin B12; Phốt pho; Niacin.

Tùy thuộc vào loài, cá có thể có các mức độ dinh dưỡng khác nhau.

Sự khác biệt đáng kể nhất là hàm lượng chất béo, các loại như cá hồi và cá ngừ được coi là các loại cá béo, trong khi cá tuyết và cá da trơn là nạc. Điều này dẫn đến sự thay đổi về lượng calo cần cung cấp cho cơ thể.

Theo Đời sống
back to top