<div> <div> <table cellpadding="0" cellspacing="0" class="picture"> <tbody> <tr> <td class="pic"> <div class="box_img_detail"> <center><img src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/07/cdn-kinhtedothi-vn_bieu-tinh-myanmar-giai-tan.jpg" /></center> </div> </td> </tr> <tr> <td class="caption">Người biểu tình bị giải tán bằng hơi cay ở ngoại ô Yangon, Myanmar, hôm 6/3. </td> </tr> </tbody> </table> </div> <div>Theo truyền thông địa phương, cảnh sát ngày 6/3 đã sử dụng súng, lựu đạn gây choáng, hơi cay... để ngăn bước chân của người phản đối tại quận Sanchaung, Yangon. Các lực lượng an ninh tiếp tục duy trì sự hiện diện tại quận này cho đến tối muộn thì chuyển sang quận khác của TP Yangon.</div> <div>Hãng Reuters dẫn lời người dân địa phương cho biết, ít nhất 3 người tại Kyauktada bị bắt. Binh lính Myanmar cũng truy tìm 1 luật sư làm việc cho đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) nhưng không tìm được.</div> <div>Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 1.500 người đã bị quân đội Myanmar bắt giữ kể từ cuộc đảo chính. Hiệp hội này và Liên Hiệp quốc cũng khẳng định, hơn 50 người biểu tình đã thiệt mạng.</div> <div> <p>Ngày 6/3, giới chức Myanmar cho biết họ đã khai quật thi thể của Kyal Sin - nữ sinh 19 tuổi đã trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình phản đối chính quyền quân sự, sau khi bị bắn chết tại TP Mandalay. Vụ việc của <span>Kyal Sin đến nay còn gây nhiều tranh cãi.</span></p> </div> <div> <table cellpadding="0" cellspacing="0" class="picture"> <tbody> <tr> <td class="pic"> <div class="box_img_detail"> <center><img src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/07/cdn-kinhtedothi-vn_bieu-tinh-myanmar-dem.png" /></center> </div> </td> </tr> <tr> <td class="caption">Một nhóm người thắp nến cầu nguyện, phản đối tình trạng bạo lực tại Myanmar.</td> </tr> </tbody> </table> </div> <div>Cùng ngày, quan chức Ấn Độ cho biết nhiều công dân Myanmar tập trung tại biên giới để chờ được vào nước này, sau khi khoảng 48 người đã vượt biên trước đó. Báo chí Ấn Độ cho biết, những người đã vượt biên bao gồm cả cảnh sát và quan chức địa phương - những người từ chối tuân theo mệnh lệnh của quân đội.</div> <div>Trong khi đó, chính quyền quân sự Myanmar đã yêu cầu Ấn Độ gửi lại 8 cảnh sát đã bỏ trốn trong tuần này. "Để duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng, chúng tôi đề nghị bạn vui lòng bắt giữ 8 cảnh sát Myanmar đã đến lãnh thổ của Ấn Độ và bàn giao cho Myanmar", bức thư quân đội Myanmar gửi Ấn Độ có viết.</div> </div> <p> </p>