<div> <p>Khi màn đêm buông xuống hôm 14/2, xe bọc thép đã lần đầu tiên được đưa vào cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, kể từ sau cuộc binh biến cách đây hai tuần, <em>Reuters</em> đưa tin.</p> <p>Hàng trăm nghìn người cũng biểu tình trên khắp Myanmar sau một đêm sợ hãi. Truyền thông địa phương đưa tin các đoàn tàu ở nhiều nơi trên đất nước Myanmar ngừng chạy sau khi nhân viên từ chối đi làm. Các cư dân cũng thành lập đội tuần tra riêng.</p> <p>Theo <em>Reuters</em>, quân đội Myanmar đã tiến hành các vụ bắt giữ hàng đêm. Ngày 13/2, quân đội tạm ngưng áp dụng các điều luật về quyền công dân để bắt giữ người dân và dễ dàng lục soát nhà cửa hơn.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="xe boc thep vao Yangon anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/14/znews-photo-zadn-vn_2021_02_14t130402z_284098179_rc2csl9ynkw4_rtrmadp_3_myanmar_politics.jpg" title="xe bọc thép vào Yangon ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Xe bọc thép vào Yangon ngày 14/2 giữa lúc biểu tình ở Myanmar lan rộng. Ảnh: <em>Reuters</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Chính quyền quân sự yêu cầu các công chức trở lại làm việc và đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt. Hơn 384 người đã bị giam giữ kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu ngày 1/2.</p> <p>Các sinh viên kỹ thuật khi diễu hành qua trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, đã mặc đồ trắng và mang theo biểu ngữ yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi.</p> <p>Một đoàn xe buýt cũng chậm rãi lăn bánh qua thành phố Yangon và bấm còi inh ỏi. Đây là một phần của cuộc biểu tình đường phố lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.</p> <p>Đoàn xe máy và ôtô cũng chạy qua thủ đô Naypyitaw. Ở thị trấn ven biển Dawei, ban nhạc chơi trống khi đám đông tuần hành dưới trời nắng nóng. Tại Waimaw, bang Kachin, người biểu tình mang theo cờ và hát các bài hát cách mạng.</p> <p>Trên tòa quốc, nhiều người biểu tình đã giơ cao hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi, người bị bắt ngày 1/2 vì cáo buộc sở hữu trái phép thiết bị liên lạc.</p> <p>Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar dẫn các thông tin về hoạt động của quân đội Myanmar và kêu gọi công dân Mỹ “ở yên tại chỗ”.</p> <p>Người dân Myanmar đang thực hiện phong trào bất tuân dân sự để phản đối cuộc chính biến lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi. Phong trào này bắt nguồn từ các bác sĩ, nhưng đã lan sang một loạt cơ quan chính phủ.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>