Sau hơn hai năm xây dựng, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã đạt trạng thái tới hạn vào ngày 26/2/1963 và chính thức đi vào vận hành vào ngày 3/3/1963...
Nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Ảnh: Năng lượng Việt Nam Online.
Lịch sử của cơ sở này bắt đầu vào khoảng năm 1960-1961, khi chính phủ Mỹ chủ trương xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu tại miền Nam Việt Nam theo công nghệ TRIGA – MARK II từ thiết kế TRIGA của nhà vật lý lý thuyết Edward Teller và cộng sự. Ảnh: tellico.
Sau hơn hai năm xây dựng, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã đạt trạng thái tới hạn vào ngày 26/2/1963 và chính thức đi vào vận hành vào ngày 3/3/1963 với một đội ngũ gồm 48 thành viên, trong đó có 15 nhà nghiên cứu và 9 nhân viên kỹ thuật. Ảnh: CAND.
Mục tiêu đề ra của lò phản ứng là “sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ để nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế… cũng như thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý lò phản ứng và an toàn bức xạ”. Ảnh: Vietnamnet.
Đây là lò hạt nhân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á nhưng ở thời điểm đó, không ai biết đến thông tin này. Trừ các chuyên gia hạt nhân đầu ngành của Mỹ, hầu như cả thế giới không biết đến sự tồn tại của một lò phản ứng do Mỹ thiết kế tại miền Nam Việt Nam. Ảnh: Báo Lâm Đồng.
Vì sao lò phản ứng này lại hoạt động một cách bí mật? Để hiểu điều này, cần đặt sự việc vào bối cảnh cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai khối Đông - Tây và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Liên Xô đang diễn ra gay gắt ở Đông Nam Á, và cả hai bên đều có những bí mật công nghệ cần bảo vệ. Ảnh: Wikipedia.
Do những diễn biến bất lợi trên chiến trường Việt Nam, người Mỹ đã buộc phải cho dừng vận hành lò phản ứng Đà Lạt vào năm 1968, nhưng các thanh nhiên liệu cháy dở vẫn còn lại trong lõi lò phản ứng. Ảnh: TT & VH.
Các thanh nhiên liệu mà Mỹ cung cấp là nhiên liệu hợp kim hydride uranium-zirconium có độ giàu U-235 dưới 20%. Đây là một trong những thiết kế tiên tiến bậc nhất của Mỹ trong những năm 1960. Ảnh: QĐND.
Đầu năm 1975, trước sức tiến công như vũ bão của lực lượng Giải phóng, giới chức Mỹ bắt đầu sợ hãi khi nghĩ đến khả năng chính quyền Sài Gòn sụp đổ và bí quyết công nghệ Mỹ sẽ lọt vào tay Liên Xô sau khi Việt Nam thống nhất. Ảnh: Báo Quảng Bình.
Vào ngày 24/3/1975, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissingger đã gửi một bức điện tín mật tới đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh lấy nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng bằng mọi giá. Ảnh: Địa chí Đà Lạt.
Mặc dù sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh nhưng khi đến Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và thấy cảnh hỗn loạn ở thành phố này, các chuyên gia Mỹ mới nhận thấy đây là nhiệm vụ khó thực hiện như thế nào. Ảnh: EVN.
Phương án làm nổ tung lò phản ứng hạt nhân để xóa sạch các bí mật công nghệ đã được đưa ra. Rất may ý tưởng này đã bị loại bỏ, nếu không Đà Lạt sẽ có nguy cơ bị xóa sổ vì một thảm họa hạt nhân khủng khiếp. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Bằng những thiết bị chuyên dụng cùng sự liều mạng trước nguy cơ phơi nhiễm rất cao, rốt cuộc các chuyên gia hạt nhân Mỹ đã hoàn tất nhiệm vụ vào rạng sáng ngày 31/3. Các thanh nhiên liệu được chuyển bí mật từ Việt Nam sang hạm đội Mỹ ở Philippines và sau 2 tháng mới về đến Mỹ. Ảnh: Báo Gia Lai Điện tử.
Khi đội quân Giải phóng vào tới thành phố Đà Lạt, lõi lò phản ứng hạt nhân đã trống rỗng. Tuy nhiên, đây không phải là điểm kết thúc vòng đời của lò phản ứng này mà lại là nơi bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp để trở thành lò phản ứng độc nhất vô nhị trên thế giới “vỏ Mỹ, ruột Nga”. Ảnh: Tạp chí Tia Sáng.
Đó là câu chuyện của nhiều năm sau. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, các nhà khoa học Việt Nam đã chính thức tái vận hành lò phản ứng Đà Lạt và đưa nó trở thành một trong những lò phản ứng nghiên cứu hoạt động hiệu quả nhất. Ảnh: Tạp chí Tia Sáng. (Bài có sử dụng tư liệu của tác giả Anh Vũ, tạp chí Tia Sáng).
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.