<div> <div> <p>Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao mới đây đã có Thông báo số 212/TANDTC-PC gửi các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thông báo về kết quả giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.</p> <p>Đây là nội dung kết luận của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại phiên họp trực tuyến để giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kinh doanh, thương mại.</p> <p>Trên cơ sở các ý kiến phản ánh vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp vướng mắc, trong đó có những vướng mắc về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:</p> <p><strong><em>Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” có tương tự như tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” không?</em></strong></p> <p>Tình tiết "Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án" và tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là hai tình tiết độc lập quy định tại điểm t và điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.</p> <p>Tình tiết “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” được hiểu là trường hợp người phạm tội có những hành vi, lời khai thể hiện sự hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm trong việc nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, giúp các cơ quan này phát hiện thêm tội phạm mới hoặc đồng phạm mới.</p> <p>Tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.</p> <p><strong><em>Khi quyết định hình phạt, Tòa án có được coi các tình tiết về nhân thân của bi cáo như trình độ học vẩn thấp, là lao động chính, có con nhỏ, có ông bà là người có công Cách mạng... là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự hay không?</em></strong></p> <p>Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể.</p> <p>Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xác định tình tiết khác là tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:</p> <p>- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, <strong><em>nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú</em></strong>, <strong><em>nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú </em></strong>hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:</p> <p>- Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sỹ;</p> <p>- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;</p> <p>- Người bị hại cũng có lỗi;</p> <p>- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;</p> <p>- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;</p> <p>- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;</p> <p>- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu càu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.</p> <p>Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thế và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic" style="text-align: justify;"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/20/giam_an(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption" style="text-align: center;">Ảnh minh họa.</td> </tr> </tbody> </table> <p><strong><em>Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 của Bộ luật Hình sự, tội cướp tài sản có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Vậy có được xử bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mức hình phạt là 04 năm tù không?</em></strong></p> <p>Theo quy định tại Điều 101 của Bộ luật Hình sự năm 2015, mức phạt tù có thời hạn cao nhất được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuối đến dưới 18 tuổi không quá % mức phạt tù mà điều luật quy định.</p> <p>Như vậy, luật chỉ khống chế mức phạt cao nhất áp dụng đối với đối tượng này mà không khống chế mức thấp nhất.</p> <p>Do đó, trong trường hợp nêu trên, Tòa án có thể áp dụng mức phạt 04 năm tù đối với bị cáo, nếu việc áp dụng hình phạt đó bảo đảm được mục đích của hình phạt và các nguyên tắc trong việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội.</p> <p><strong><em>Bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại phiên tòa bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và lại xin giảm mức bồi thường thiệt hại. Tòa án cấp phúc thấm có xem xét yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại không?</em></strong></p> <p>Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 của của Bộ luật Tổ tụng hình sự: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung khảng cáo...”.</p> <p>Đồng thời, theo quy định tại Điều 345 của Bộ luật Tố tụng hình sự, “Tòa án cấp phúc thấm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, khảng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thế xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cảo, kháng nghị”.</p> <p>Theo quy định nêu trên, bị cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong quá trình xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, trường hợp trước khi bắt đầu phiên tòa vì bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nên Tòa án đã không triệu tập bị hại, đương sự trong vụ án tham gia phiên tòa do phần kháng cáo không liên quan đến họ.</p> <p>Cho nên đối với trường họp này, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền xem xét, quyết định phần kháng cáo bổ sung xin giảm mức bồi thường thiệt hại nhưng phải xem xét một cách thận trọng bảo đảm không được gây bất lợi cho bị hại, đương sự không có mặt tại phiên tòa.</p> <p><strong><em>Bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính hoặc bị áp dụng hình phạt bỗ sung là phạt tiền. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt chính và đã nộp tiền thu lợi bất chính hoặc nộp tiền phạt thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ mới ở Tòa án cấp phúc thẩm hay không?</em></strong></p> <p>Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, việc bị cáo giao nộp tiền thu lợi bất chính hoặc tiền phạt bổ sung không được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.</p> <p>Trường hợp bị cáo tự nguyện giao nộp ít nhất ½ số tiền thu lợi bất chính hoặc tiền phạt bổ sung theo bản án, quyết định của Tòa án thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có thể xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo.</p> <p>Tuy nhiên, khi xem xét quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.</p> <p>Nếu Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định hình phạt chính nhẹ hơn so với trách nhiệm hình sự của bị cáo, thì khi xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ này Tòa án cấp phúc thẩm không nhất thiết phải giảm hình phạt chính, tuy nhiên, việc quyết định có giảm hay không giảm hình phạt chính thì Hội đồng xét xử vẫn phải nhận định rõ ràng trong bản án.</p> <p><strong><em>Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm được xác định như thế nào?</em></strong></p> <p>Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Tòa án căn cứ vào Điều 48 của Bộ luật Hình sự.</p> <p>Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án có đồng phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 587 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.</p> <p>Ngoài ra, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Tòa án có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng.</p> <p><strong><em>Trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án có áp dụng tình tiết “Người phạm tội là phụ nữ có thai” hay không?</em></strong></p> <p>Quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.</p> <p>Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.</p> <p><strong><em>Người thực hiện hành vi làm giả các giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?</em></strong></p> <p>Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thế khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài tiêu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).</p> <div>PV</div> <div> <div> <div> </div> </div> </div> <div><b class="tag-label">Từ khóa:</b> Giảm án Quy định về giảm án Bộ luật hình sự Tình tiết giảm nhẹ Quy định về tình tiết giảm nhẹ Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Điều 51 Bộ luật hình sự</div> </div> <div> <div> <div> </div> </div> </div> </div> <p> </p>