Bí ẩn "ngọn lửa vĩnh cửu" độc nhất vô nhị bên dòng thác ở Mỹ

Mặc dù có hàng trăm ngọn lửa vĩnh cửu tự nhiên trên khắp thế giới, nhưng ngọn lửa ở Khu bảo tồn Shale Creek là độc nhất vô nhị.
Thác Eternal Flame nằm trong khuôn viên của công viên Chestnut Ridge thuộc thành phố Buffalo (tiểu bang New York), Mỹ. Người ta vẫn nói về vẻ đẹp khó tin của thác nước này khi có sự kết hợp tuyệt đẹp giữa những thứ tưởng như đối nghịch lửa và nước, bất chấp quy luật của tự nhiên. Ảnh Wiki

Thác Eternal Flame nằm trong khuôn viên của công viên Chestnut Ridge thuộc thành phố Buffalo (tiểu bang New York), Mỹ. Người ta vẫn nói về vẻ đẹp khó tin của thác nước này khi có sự kết hợp tuyệt đẹp giữa những thứ tưởng như đối nghịch lửa và nước, bất chấp quy luật của tự nhiên. Ảnh Wiki

Thác nước cao khoảng hơn 12 m, ngay đó là một hang động nhỏ chứa một ngọn lửa luôn cháy bập bùng cao khoảng 0,2 m, được người Mỹ bản địa thắp sáng hàng nghìn năm trước. Ảnh Internet

Thác nước cao khoảng hơn 12 m, ngay đó là một hang động nhỏ chứa một ngọn lửa luôn cháy bập bùng cao khoảng 0,2 m, được người Mỹ bản địa thắp sáng hàng nghìn năm trước. Ảnh Internet

Điểm đáng chú ý ở chỗ, bên ngoài thác, nước vẫn chảy xuống xối xả, nhưng bên trong là ngọn lửa vĩnh cửu vẫn được thắp sáng bởi những tảng đá cổ cực nóng. Ngọn lửa này vẫn cháy bập bùng hết năm này qua năm khác, chưa từng bị dập tắt.

Điểm đáng chú ý ở chỗ, bên ngoài thác, nước vẫn chảy xuống xối xả, nhưng bên trong là ngọn lửa vĩnh cửu vẫn được thắp sáng bởi những tảng đá cổ cực nóng. Ngọn lửa này vẫn cháy bập bùng hết năm này qua năm khác, chưa từng bị dập tắt.

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã tin rằng ngọn lửa bùng cháy là do các túi khí bốc lên từ nền đá cũ, cực nóng làm từ đá phiến sét. Nhiệt độ cao của đá phá vỡ các phân tử carbon trong đá phiến sét, từ đó tạo ra khí tự nhiên. Ảnh We Treak

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã tin rằng ngọn lửa bùng cháy là do các túi khí bốc lên từ nền đá cũ, cực nóng làm từ đá phiến sét. Nhiệt độ cao của đá phá vỡ các phân tử carbon trong đá phiến sét, từ đó tạo ra khí tự nhiên. Ảnh We Treak

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Indiana do Giáo sư Arndt Schimmelmann dẫn đầu, đã phát hiện ra rằng đá phiến sét dưới thác nước không thực sự đủ nóng hoặc đủ lượng để gây ra sự hình thành các túi khí. Ảnh Along

Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Indiana do Giáo sư Arndt Schimmelmann dẫn đầu, đã phát hiện ra rằng đá phiến sét dưới thác nước không thực sự đủ nóng hoặc đủ lượng để gây ra sự hình thành các túi khí. Ảnh Along

Phải có thứ gì đó khác đang giữ cho "ngọn lửa vĩnh cửu" cháy và cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác đó có thể là gì. Ảnh Internet

Phải có thứ gì đó khác đang giữ cho "ngọn lửa vĩnh cửu" cháy và cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác đó có thể là gì. Ảnh Internet

Mặc dù có hàng trăm ngọn lửa vĩnh cửu 'tự nhiên' trên khắp thế giới, nhưng ngọn lửa ở Khu bảo tồn Shale Creek là độc nhất vô nhị. Với hình ảnh ngoạn mục của một ngọn lửa nhỏ nhưng mạnh mẽ dưới dòng nước khổng lồ, đây vẫn là một bí ẩn khoa học. Ảnh KhoaHoc

Mặc dù có hàng trăm ngọn lửa vĩnh cửu 'tự nhiên' trên khắp thế giới, nhưng ngọn lửa ở Khu bảo tồn Shale Creek là độc nhất vô nhị. Với hình ảnh ngoạn mục của một ngọn lửa nhỏ nhưng mạnh mẽ dưới dòng nước khổng lồ, đây vẫn là một bí ẩn khoa học. Ảnh KhoaHoc

Theo Đời sống
back to top