Nó có thể là một hành tinh mới, một ngôi sao khổng lồ hoặc một cái gì đó mà các nhà khoa học chưa thể giải thích rõ.
Hành tinh khổng lồ cách Trái Đất 22.000 năm ánh sáng.
Theo Mirror, các nhà khoa học vừa phát hiện ra một hành tinh mới có kích thước gấp 13 lần sao Mộc, tuy nhiên việc gọi nó là “hành tinh” vẫn chưa rõ ràng. Nếu đúng nó là một hành tinh thì nó là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nằm ở trung tâm dải ngân hà. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là OGLE-2016-BLG-1190Lb.
GLE-2016-BLG-1190Lb xoay quanh ngôi sao trung tâm với chu kỳ quỹ đạo khoảng 3 năm. Các nhà khoa học phát hiện hành tinh này nhờ sử dụng kỹ thuật khuếch đại hấp dẫn (microlensing), đo sự biến dạng của ánh sáng khi một ngôi sao đi qua một ngôi sao khác.
Hành tinh nói trên được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Chính vì kích thước quá khổ của nó mà các chuyên gia vẫn đang đau đầu trong việc quyết định nên xem nó là một hành tinh hay là một ngôi sao bình thường. Theo tính toán, OGLE-2016-BLG-1190Lb cách Trái Đất tới 22.000 năm ánh sáng nên việc nghiên cứu sâu hơn về nó là điều khó khả thi.
Theo Kiến Thức