Nguồn ảnh: Phys.
Khi tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đến thăm sao chổi 67P vào năm 2014, đầu dò nhìn thấy hai thùy đặc thù của sao chổi 67P.
Hình dạng này không phải là duy nhất khi hơn một nửa số sao chổi được quan sát bởi tàu vũ trụ có hình dạng hai thùy, bao gồm sao chổi 103P/Hartley 2 và 19P/Borrelly.
Khám phá cách thức hình thành các vật thể này có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về những gì đã xảy ra trong những ngày đầu của hệ mặt trời, khi Trái Đất và các hành tinh khác hình thành.
Schwartz và các đồng nghiệp thực hiện mô phỏng về sự hình thành của sao chổi 67P, phát hiện một vụ va chạm thảm khốc với các tốc độ khác nhau khiến một số vật liệu của sao chổi bị phân tách, tạo ra hai mảnh lớn, sau đó từ từ hợp nhất với nhau.
Hiện khoa học đã tìm ra cách thức sao chổi 67P như hình thành hình dạng đậu phộng tại bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử của hệ mặt trời. Những mảnh vỡ lớn còn tồn tại sau vụ va chạm có thể từ từ liên kết với nhau tạo thành một sao chổi hai thùy.
Các nhà khoa học mô phỏng các vật thể được tạo thành từ những vật liệu tương tự di chuyển với nhiều tốc độ khác nhau. Trong mỗi trường hợp, thế hệ sao chổi ban đầu bị thổi bay.
Vụ va chạm tạo ra hàng trăm nghìn hạt, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số chúng được đun nóng. Và số mảnh vỡ còn lại có xu hướng liên kết nhờ lực hấp dẫn nhỏ từ sao chổi ban đầu tạo thành một hình dạng đậu phộng tương tự như sao chổi 67P.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)