Bệnh vảy nến có 5 cách cải thiện an toàn và hiệu quả

Bệnh vảy nến chỉ có thể cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Dưới đây là 5 cách giúp giảm ngứa ngáy, bong tróc cho người bệnh thường được dùng phổ biến.

Dùng thuốc Tây điều trị vảy nến

Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến nhanh nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc nếu có chỉ dẫn của chuyên gia. Một số loại thuốc tây điều trị vảy nến bao gồm:

Corticoid: Có nhiều dạng như thuốc mỡ, gel, bọt, kem, dầu gội... Tuy nhiên, thuốc này thường không được dùng lâu dài do có tác dụng phụ làm mỏng da. Một số thuốc corticoid thường được dùng như: Clobetasol (Temovate), Prednisolone, Betamethasone, Dexamethasone...

Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc nhóm này giúp giảm viêm và hạn chế tích tụ mảng bám. Thuốc thường được sử dụng cho người bị vảy nến da đầu, bộ phận sinh dục, các nếp gấp da. Pimecrolimus (elidel) và Tacrolimus (protopic) được sử dụng khá phổ biến để điều trị vảy nến.

Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate cải thiện vảy nến, giúp làm chậm sự sinh sản của tế bào da, đồng thời ức chế tình trạng viêm. Cyclosporine dùng trong trường hợp vảy nến nặng, giúp ức chế hệ thống miễn dịch.

Lạm dụng thuốc có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và gặp vấn đề sức khỏe khác như ung thư. Người bệnh sử dụng Cyclosporine cần theo dõi huyết áp và chức năng thận thường xuyên.

Anthralin: Đây là kem bôi làm chậm sự phát triển các tế bào da, loại bỏ vảy và giúp da mềm mịn hơn. Tuy nhiên, Anthralin không dùng trên các vị trí da nhạy cảm như mặt, bộ phận sinh dục bởi nó có thể bào mòn da.

anh-minh-hoa.png
Thuốc ức chế miễn dịch điều trị vảy nến.

Quang trị liệu vảy nến

Quang trị liệu vảy nến được dùng khá phổ biến. Đây là phương pháp để vùng da vảy nến tiếp xúc với tia cực tím giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da do bệnh vảy nến gây ra. Để điều trị bằng phương pháp này cần kiên trì, thực hiện thường xuyên.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng từ 10 - 15 phút cũng có thể giảm bớt triệu chứng của bệnh vảy nến, cải thiện mảng bám.

Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời quá gắt có thể khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, người bệnh chỉ nên tắm nắng buổi sáng sớm.

Chế độ ăn uống hợp lý cải thiện vảy nến

Người bệnh vảy nến nên có chế độ ăn hợp lý, giảm lượng chất béo bão hòa trong thịt và sữa. Quan trọng là phải tăng lượng protein nạc, axit béo omega-3 như cá hồi, cá mòi, tôm, quả óc chó, hạt lanh, đậu nành...

Người bệnh vảy nến nên tránh thực phẩm gây kích thích, khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn bao gồm: Thịt đỏ, đường, sản phẩm từ sữa, rượu...

Hạn chế căng thẳng, stress

Căng thẳng có thể khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên thư giãn thường xuyên, có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga... Theo nghiên cứu, yoga có thể cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng. Người bệnh có thể thử tập luyện 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ điều trị vảy nến.

Cải thiện vảy nến bằng biện pháp dân gian

Một số cách cải thiện vảy nến bằng dân gian giúp làm dịu các triệu chứng bệnh như:

Giấm táo: Giúp sát khuẩn, giảm viêm ngứa nhờ có axit lactic. Người bệnh có thể dùng một lượng giấm táo vừa phải pha với nước và bôi lên vùng da bị vảy nến rồi để 15 - 20 phút thì rửa lại với nước sạch.

Lá trầu không: Với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da nên lá trầu không được sử dụng rộng rãi để cải thiện vảy nến. Người bệnh dùng lá trầu không bằng cách đun sôi lá với nước, thêm muối. Để nước nguội thì mang rửa vùng da bệnh.

Dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều axit béo, có thể giảm đau, kháng khuẩn, giúp loại bỏ tế bào da chết. Đồng thời, dầu dừa cũng cấp ẩm cho da, giúp da mềm mịn và bớt khô nên được dùng để cải thiện vảy nến.

Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện vảy nến

Bên cạnh các cách điều trị trên, hiện nay, để cải thiện triệu chứng tổn thương da, da bong tróc, đau rát... đồng thời tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh (điều hòa miễn dịch, chống viêm), ngăn ngừa tái phát, nhiều người lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược.

Nổi bật trong số đó là bộ đôi thảo dược uống trong Kim Miễn Khang chứa thành phần cây sói rừng và kem bôi ngoài Explaq chứa thành phần chính từ chitosan.

Từ xưa, cây sói rừng đã được cha ông sử dụng làm thuốc để chữa rất nhiều bệnh, trong đó nổi bật với tác dụng giảm triệu chứng viêm, cải thiện ngứa ngáy, bong tróc, giảm đau, ngăn vảy nến lây lan rộng trên da.

Theo nghiên cứu năm 2009 ở Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc: Dịch chiết cây sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột thông qua việc làm gia tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch. Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Chính vì vậy, sói rừng giúp giải quyết nguyên nhân gây vảy nến và kiểm soát bệnh, tránh tái phát.

 anh-hop-thuoc.png

Kim Miễn Khang & Explaq điều hòa miễn dịch, cải thiện vảy nến.

Bên cạnh đó, kem bôi chứa thành phần chính là chitosan kết hợp với dịch chiết lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa… có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm da, giúp mang lại làn da mịn màng, sạch vảy. Đặc biệt, chitosan đã được nghiên cứu tại Trường Đại học Y Harvard với tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thương và giúp các thuốc bôi vảy nến tăng thấm qua da.

Bộ đôi sản phẩm trong uống - ngoài bôi này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả cải thiện vảy nến hiệu quả, không tác dụng phụ.

Để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng vảy nến người bệnh nên sử dụng bộ sản phẩm thảo dược trong uống, ngoài bôi Kim Miễn Khang & Explaq.

Chi tiết liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
back to top