<div> <p>Bác sĩ Huỳnh Thị Hoàng Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam, cho biết đơn vị ghi nhận 121 ca mắc tay chân miệng tính từ đầu năm.</p> <p>Theo bà Diệp, mỗi ngày khoa Nhi truyền nhiễm tiếp nhận khoảng 2 ca, cao điểm 8-10 bệnh nhân bị tay chân miệng.</p> <p>"Dù chưa tới cao điểm dịch nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng đột biến. Chúng tôi chuyển 8 ca ra Bệnh viện Đà Nẵng và 2 ca phải thở máy và lọc máu", bà Diệp cho hay.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="tre em mac tay chan mieng tang dot bien anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/04/znews-photo-zadn-vn_31759f220f3afd64a42b.jpg" title="trẻ em mắc tay chân miệng tăng đột biến ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng tại Quảng Nam tăng gấp 7,5 lần. Ảnh <em>:T.Đ.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Trao đổi với <em>Zing</em>, ông Trần Văn Kiệm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, cho hay trong 3 tháng đầu năm, địa phương có đến 241 ca mắc tay chân miệng tại 13/18 huyện, thị xã, thành phố.</p> <p>"Số ca bệnh tây chân miệng tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (241/32 ca). Nhiều ca mắc bệnh nhập viện trong tình trạng rất nặng, với biểu hiện như nổi mụn nước, sốt, quấy khóc ở trẻ từ 2-5 tuổi", ông Kiệm nói.</p> <p>Theo Giám đốc CDC Quảng Nam, nguyên nhân việc tăng đột biến ca bệnh so với năm trước vì học sinh đến lớp sau thời gian nghỉ dịch.</p> <p>"Năm 2020, học sinh các địa phương nghỉ nhiều, được ở nhà nên số ca mắc không nhiều. Năm nay, học sinh đi học lại nên chỉ cần một em mắc sẽ lây sang những bạn tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt...", ông Kiệm nói.</p> <p>Trước tình hình đó, CDC Quảng Nam đã đề nghị các trường học, cơ sở mầm non, nhóm trẻ thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh.</p> <p>"Ngoài ra, chúng tôi khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, ở sạch, giữ bàn tay sạch, chơi đồ chơi sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm", ông Kiệm chia sẻ.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>