Ảnh minh họa |
Theo TS.BS Trần Văn Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, khi trẻ bị hóc hạt chôm chôm thì có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái. Nếu hạt chèn ở ngã ba hầu họng sẽ không thở được.
Tuyệt đối không đưa ngón tay vào móc dị vật khỏi miệng trẻ. Việc này có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ. Nếu trẻ tỉnh được khuyến khích vỗ rung hoặc cho trẻ tự khạc ra. Nếu bị nặng cần đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Các bác sỹ khuyến cáo, hóc dị vật đường thở là tình huống cấp cứu, thường gặp ở trẻ em. Dị vật hay gặp là các hạt, vỏ trái cây, đồ chơi, hóc xương cá, xương gà... Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ sẽ bị tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, tím tái, co giật và có nguy cơ tử vong.
Khi trẻ bị hóc, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối bình tĩnh và không làm trẻ hốt hoảng, vì khi đó trẻ thường cố nuốt dị vật xuống. Phải thực hiện động tác sơ cứu ngay. Nếu trẻ tỉnh được khuyến khích vỗ rung hoặc cho trẻ tự khạc ra. Nếu bị nặng cần đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Ngày 26/6, ông Nguyễn Văn Phận, Chủ tịch UBND xã Xuân Lam (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, một cháu bé trên địa bàn không may bị hóc hạt chôm chôm, tử vong.
Cách đây ít ngày, bé gái N.N.A (9 tháng tuổi, trú xóm Hưng Nhân, xã Xuân Lam) nhặt được hạt chôm chôm lúc chơi ở nhà. Cháu bé nuốt hạt chôm chôm vào miệng rồi bị hóc.
Phát hiện sự việc, người nhà đã đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng bé gái không qua khỏi do bị ngạt đường thở.