Bé 2 tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng

(Khoahocdoisong.vn) - Bé gái hai tuổi bị bệnh tay chân miệng (TCM) với các triệu chứng sốt cao liên tục, ho, sổ mũi, ói, có nốt loét ở đầu lưỡi...

<div> <p>Ng&agrave;y 27-9, Trung t&acirc;m Y tế dự ph&ograve;ng tỉnh Bến Tre cho biết tr&ecirc;n địa b&agrave;n vừa xảy ra trường hợp tử vong do bệnh TCM. Bệnh nh&acirc;n l&agrave; b&eacute; g&aacute;i&nbsp;HTD (hai tuổi, x&atilde; B&igrave;nh Ph&uacute;, TP Bến Tre).</p> <p>B&eacute; D. ph&aacute;t bệnh v&agrave;o chiều 19-9 với c&aacute;c triệu chứng sốt, ho, sổ mũi v&agrave; &oacute;i. Người nh&agrave; đưa b&eacute; đến kh&aacute;m tại b&aacute;c sĩ tư nhưng bệnh kh&ocirc;ng giảm. Đến s&aacute;ng 20-9, người nh&agrave; đưa b&eacute; đến kh&aacute;m tại khoa Nhi Bệnh viện (BV) Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu (Bến Tre).</p> <p>Tại đ&acirc;y, c&aacute;c b&aacute;c sĩ kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện c&oacute; dấu hiệu của bệnh TCM, chẩn đo&aacute;n vi&ecirc;m h&ocirc; hấp tr&ecirc;n v&agrave; rối loạn ti&ecirc;u h&oacute;a, cho điều trị ngoại tr&uacute;. Hẹn t&aacute;i kh&aacute;m sau một ng&agrave;y.</p> <p>Khoảng 22 giờ c&ugrave;ng ng&agrave;y, t&igrave;nh trạng bệnh của b&eacute; D. vẫn kh&ocirc;ng giảm, người nh&agrave; tiếp tục đưa b&eacute; trở lại nhập viện. Tại đ&acirc;y c&aacute;c b&aacute;c sĩ chẩn đo&aacute;n b&eacute; bị bệnh TCM độ 4, ng&agrave;y thứ ba. Đến 23 giờ, b&eacute; bị &oacute;i, cơ thể t&iacute;m t&aacute;i, thở nấc, run giật tay ch&acirc;n, miệng c&oacute; nốt lo&eacute;t nơi đầu lưỡi&hellip;</p> <p>C&aacute;c b&aacute;c sĩ chẩn đo&aacute;n bệnh đ&atilde; rất nặng v&agrave; điều trị t&iacute;ch cực, đồng thời phối hợp với b&aacute;c sĩ chuy&ecirc;n m&ocirc;n BV Nhi đồng 1 TP.HCM trong tiến tr&igrave;nh điều trị. Tuy nhi&ecirc;n, sau nhiều giờ nằm viện, t&igrave;nh trạng bệnh của b&eacute; D. kh&ocirc;ng cải thiện, b&eacute; bị biến chứng ph&ugrave; phổi cấp, sốc, vi&ecirc;m n&atilde;o. Đến 12 giờ 20 ng&agrave;y 21-9 th&igrave; tử vong.</p> <p>Được biết trước l&uacute;c bị bệnh b&eacute; D. học tại một trường mầm non ở địa phương, sau đ&oacute; về nh&agrave;, kh&ocirc;ng đi đ&acirc;u. Sau khi xảy ra sự việc, Trung t&acirc;m Y tế dự ph&ograve;ng tỉnh đ&atilde; phối hợp với c&aacute;c cơ quan chức năng kiểm tra, diệt khuẩn tại nh&agrave; v&agrave; trường nơi b&eacute; D. từng học. Đến nay Trung t&acirc;m Y tế dự ph&ograve;ng tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh TCM n&agrave;o kh&aacute;c tại khu vực nh&agrave; bệnh nh&acirc;n v&agrave; khu vực trường học.</p> <p>Theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia y tế, bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới năm tuổi, thường do si&ecirc;u virus cấp t&iacute;nh g&acirc;y ra v&agrave; rất dễ l&acirc;y nếu vệ sinh kh&ocirc;ng đảm bảo. Biểu hiện ch&iacute;nh l&agrave; nổi mụn nước ở c&aacute;c vị tr&iacute; đặc biệt như miệng, l&ograve;ng b&agrave;n tay, l&ograve;ng b&agrave;n ch&acirc;n&hellip;</p> <p>Bệnh TCM ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đ&ocirc;ng người như trường học, nh&agrave; trẻ&hellip; v&agrave; c&oacute; thể g&acirc;y ra biến chứng nguy hiểm như vi&ecirc;m m&agrave;ng n&atilde;o, vi&ecirc;m cơ tim, ph&ugrave; phổi cấp dẫn tới tử vong nếu kh&ocirc;ng được ph&aacute;t hiện v&agrave; xử tr&iacute; kịp thời.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo plo.vn
back to top