Ảnh minh họa mối quan hệ giữa cụm sao hình cầu và siêu sao khổng lồ. Nguồn ảnh: Phys.
Theo các nhà khoa học, trong Dải Ngân hà có hơn 150 cụm sao hình cầu cũ, mỗi cụm chứa hàng trăm nghìn ngôi sao, tồn tại dày đặc và chịu tác động của lực hấp dẫn mạnh mẽ.
Các nhà khoa học Surrey cho rằng, các ngôi sao khổng lồ, với khối lượng gấp hàng nghìn lần khối lượng Mặt trời, được hình thành cùng lúc với các cụm sao cầu. Vào thời điểm đó, các cụm sao cầu được lấp đầy với khí dày đặc, lúc đó các ngôi sao “khủng” cũng bắt đầu hình thành.
Khi các ngôi sao thu thập ngày càng nhiều khí từ cụm sao hình cầu, chúng lại đến gần nhau, đến nỗi chúng có thể có những va chạm vật lý.
Kết quả là những ngôi sao siêu khổng lồ đủ lớn để “ăn” các ngôi sao khác trong cụm sao hình cầu, từ đó, xuất hiện nhiều nguyên tố hóa học đặc thù trên bề mặt sao siêu lớn.
GS Mark Gieles thuộc Đại học Surrey cho biết: “Điều này thực sự mới lạ trong mô hình nghiên cứu của chúng tôi, có thể các ngôi sao siêu lớn và cụm sao cầu được liên kết mật thiết với nhau, và mối quan hệ này là góp phần tạo thêm nhiều nguyên tố hóa học đặc thù của cụm sao hình cầu, bù đắp thêm cho các ngôi sao siêu khủng trong vũ trụ.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)