Nguồn ảnh: Phys.
Vào ngày 25/6/2018, một cơn bão bụi trên sao Hỏa đã làm gián đoạn cơ hội khám sát của tàu vũ trụ Mars Curiosity Rover của NASA, khi phần lớn ánh sáng Mặt trời bị che khuất.
“Cơn bão bụi sao Hỏa này đã phát triển nhanh về kích thước và trở thành một trong những cơn bão quy mô lớn bao lấy 1/4 hành tinh”, các quan chức NASA cho biết trong một tuyên bố.
Cơn bão bụi này có cấu trúc tương tự cơn bão bụi từng càng quét trên sao Hỏa vào năm 2007, khi Mars Curiosity Rover hạ cánh tại khu vực Gale Crater, theo các quan chức của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA (JPL) ở Pasadena, California cho hay.
Nguồn ảnh: Phys.
Cơn bão này đã khiến việc khám phá vùng đồng bằng của Meridiani Planum, sao Hỏa gặp nhiều khó khăn nhiều khoảng thời gian dài sau đó. Thậm chí, cơn bão bụi sao Hỏa năm 2007 cũng khiến NASA cũng mất liên lạc gián đoạn với tàu Mars Curiosity Rover.
Theo NASA, tuy cơn bão bụi khủng mới nhất này không lớn bằng cơn bão bụi năm 2007, nhưng nó làm cho tàu vũ trụ cũng như các thiết bị khám sát bề mặt sao Hỏa phải ngưng trệ hoạt động, hệ thống thông tin bị gián đoạn nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn, cơn bão cũng khiến nhiều thiết bị vệ tinh hao tốn nhiên liệu bất thường.
Một bức ảnh chức minh sức càng quét của cơn bão bụi này do tàu Mars Curiosity chụp lại, cho thấy có một bức tường khói mù trên miệng núi lửa Gale Crater, với độ dày gấp 8 lần so với bình thường.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)