Ban quản trị cụm chung cư số 6 Đội Nhân – Nhiều hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa đảo.

Nhằm đạt mục đích “cài cắm” sân sau để trục lợi, Ban quản trị cụm chung cư số 6 Đội Nhân (BQT CCC) đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa đảo

Những hành vi vi phạm Pháp luật

Mặc dù biết và thừa nhận là không đúng qui định, nhưng BBT đã cố tình bày ra trò nhờ Công ty Việt Pháp đầu tư, xé lẻ khoản đầu tư lớn trả một lần (khoảng) là 240.000.000 đồng (Hai trăm bốn mươi triệu đồng) thành trả trong không quá 12 tháng, mỗi lần 20.000.000 đồng/tháng (Hai mươi triệu đồng) nhằm “qua mặt” cư dân với cái gọi là BQT có thể chi tiêu đến 20.000.000 đồng; ông Toàn và ông Lâm đều là quản lý Doanh nghiệp, nhất là ông Toàn làm ở Doanh nghiệp Nhà nước nên biết những chiêu trò này cũng không có gì lạ?!.

Theo qui định của Nhà nước thì với việc đầu tư trên, BQT cũng sẽ được hưởng hoa hồng một cách hợp pháp; và, điều đó có không? Số tiền hoa hồng là bao nhiêu? Đã chia thế nào? Có vào sổ sách không?

Điều đó lý giải vì sao trước đó, Công ty Hà Thành trước khi rời đi cũng đã đề nghị BQT mua lại barie đang vận hành tại CCC với giá khoảng 70.000.000 đồng nhưng không được chấp thuân; và, cũng lý giải tại sao BQT biết sai, sợ mà vẫn làm. Số tiền hoa hồng theo qui định có thể nhận được từ 10 - 15%, là một số tiền không nhỏ!

Tuy nhiên, điều lạ là “tình thân mến thương” như vậy, tại sao Công ty Việt Phát đầu tư barie với số tiền lớn, cùng khoản tiền đặt cọc bảo lãnh thực hiện hợp đồng 150.000.000 đồng mà chỉ chưa đầy 3 tháng đã bỏ của chạy lấy người và chỉ ôm theo có 18.000.000 đồng tiền quĩ kết dư?

5.jpg

Trao đổi với PV, một nguồn tin từ Công ty Việt Phát cho biết, Công ty này không bỏ chạy mà bị BQT ép phải rời khỏi do bất đồng quan điểm, Công ty này cũng không đầu tư barie mà chỉ vận hành. Việc đầu tư là do Công ty Bảo vệ Thái Hòa (TH).

Điều này lý giải tại sao Công ty TH “dám hỗn” với BQT mà vẫn không bị đuổi mà chỉ bị “đánh úp” vào lúc 22h đêm sau khi đã trả xong tiền đầu tư barie; và, điều này cũng lý giải tại sao BQT đành “nhắm mắt đưa chân” sự an toàn tài sản, tính mạng của cư dân CCC giao cho Công ty TH mà như BQT thông báo là: “Riêng công ty Bảo vệ Thái Hòa phải chấm dứt hợp đồng bảo vệ khi BQT trả hết tiền đầu tư Barie (do Công ty TH cho vay tiền để đầu tư), với lý do Công ty TH không nhiệt tình hợp tác trong công tác bảo vệ, nhiều lần vi phạm hợp đồng bị BQT lập biên bản bắt nộp phạt bằng tiền, ngoài ra còn rất nhiều lần có những lời lẽ đe dọa rút người, rút nhân sự bảo vệ…” suốt thời gian gần 1 năm!

Trong một thông báo của BQT nêu rõ, BQT đã họp và thống nhất cho Công ty Việt Phát đầu tư, nay lại vay tiền của Công ty TH để đầu tư?, Tại sao BQT lại phải “vòng vèo” trong thương vụ Barie như vậy? Có khuất tất gì khi đầu tư một nơi - trả tiền một nẻo?

Như kỳ trước đã phân tích, gần 2 năm qua, sau khi “đẩy” được mấy doanh nghiệp “bù nhìn” ra đi, BQT CCC số 6 Đội Nhân tự ý đưa những đối tượng lai lịch bất minh, không có pháp nhân, không có năng lực, không có sự đảm bảo… vào thành lập Ban quản lý. Việc làm này của BQT đã vi phạm nghiêm trọng Luật nhà ở và Thông tư số 2/2016 TT- BXD

Theo đó, điều 105 luật nhà ở qui định rõ:

1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:a) Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;b) Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.

2. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ điều kiện về chức năng và năng lực theo quy định sau đây:a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Luật hợp tác xã và có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư;b) Phải có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm bộ phận kỹ thuật, dịch vụ, bảo vệ an ninh, vệ sinh, môi trường;…”

Ngoài ra, với sự việc trên BQT còn vi phạm khoản 2, điều 10 và khoản 5 điều 17 và Điều 28Thông tư số 2/2016 TT- BXD.

“2. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 105 của Luật Nhà ở thì tất cả các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện; chủ sở hữu, người sử dụng không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.”

Dấu hiệu lừa đảo

Sau khi BQT dựng đối tượng Nguyển Quốc Tuấn lên làm Trưởng ban quản lý vận hành CCC và cùng đứng tên tài khoản với ông Trưởng BQT Trần Thiện Toàn, tháng 12/2020, các đối tượng trên đã phát hành hóa đơn “khống” để thu tiền dịch vụ của cư dân, tuy nhiên do hóa đơn phát hành không có đơn vị phát hành, không có con dấu nên nhiều cư dân đã từ chối thanh toán.

4.jpg

Nhằm hợp pháp hóa, BQT và đối tượng Tuấn đã tự ý khắc con dấu “củ khoai” để thu tiền của các hộ dân. Theo tìm hiểu của PV, con dấu này không được các cơ quan chức năng cấp phép và không đúng với các qui định của Pháp luật.

Hằng tháng, với con dấu này, BQT và đối tượng Tuấn đã thu hàng chục triệu đồng tiền dịch vụ của cư dân và sau đó sử dụng nguồn tiền này để chi trả cho các đối tượng không đúng chức năng nhiệm vụ là có dấu hiệu lừa đảo trục lợi.

Theo Đời sống
back to top