Gan nằm ở bên trong phía trên khoang bụng, là tuyến hình ống phức hợp. Người lớn nặng khoảng 1,5kg. Về sinh lý gan là một tuyến vừa ngoại tiết (có chức vụ bài tiết mật), vừa nội tiết: tham dự vào sự biến dưỡng của cả 3 loại hợp chất căn bản như glucid, lipid, protid. Dự trữ sắt, gián tiếp vào sự tạo hồng huyết cầu, tiêu hủy các hồng cầu già, điều hòa đường huyết, đóng vai trò quan trọng trong sự đông huyết, chứa máu, giải độc, chống nhiểm độc và sinh nhiệt.
Mỗi ngày gan tiết ra gần 1 lít mật, lượng mật này được đưa vào ruột non để giúp tiêu hóa chất béo và ngăn ngừa sự táo bón.
Vị trí: Vùng phản xạ của gan bên chân phải, được chia làm 2 điểm:
1. Giữa xương bàn chân thứ 4 và thứ 5 của bàn chân phải, phía dưới khu phản xạ phổi.
2. Trên mu bàn chân phải, giữa khe ngón chân cái và trỏ đo lên 3 khoát ngón tay, giữa 2 lằn gân (tương đương vị trí huyệt thái xung, kinh can).
Tác dụng: Trị các bệnh viêm gan cấp, mạn tính, xơ gan, sưng gan, u gan, chức năng gan kém, rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng gan, mệt mỏi do rối loạn chức năng gan.
Cách bấm: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.
Với người suy thận, không được bấm lâu, vì nhiều độc tố được thải ra từ gan mà thận không lọc để bài tiết ra ngoài được, sẽ làm cho bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, đau ê ẩm toàn thân. Sự mẫn cảm của vùng phản xạ này là một biểu hiện đau âm ỉ hơn là đau nhói như ở các vùng phản xạ khác.
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)