Để phòng và chữa bệnh dạ dày hãy thực hiện bấm khu phản xạ dạ dày ở chân. Vị trí: Thẳng giữa ngón chân cái xuống đến giữa lòng bàn chân, chỗ này là một vùng (rộng bằng khoảng 1 đốt ngón tay) chứ không phải một điểm. Khu phản xạ dạ dày ở cả hai bên chân, ngay bờ dưới ngón chân cái ngang đường eo, ngang khu phản xạ tuyến thượng thận, sát khu phản xạ tụy, chân trái chịu ảnh hưởng nhiều hơn (Túc khu phản xạ khu kiện khang pháp).
Tác dụng: Giảm đau, tiêu viêm, chống viêm, điều vị. Trị viêm dạ dày cấp, mãn tính, loét dạ dày, sa dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, ợ chua, ợ, nấc, u dạ dày...
Lưu ý: Khi dạ dày có bệnh, nếu bấm vùng phản xạ này sẽ làm bệnh nhân ợ hơi, đó là hiện tượng bệnh đang giảm. Nếu có ợ, cần cho uống ngay ly nước ấm để đè hơi xuống. Không được bấm vùng phản xạ này khi bênh nhân đang quá no, nếu cần kíp trong chữa bệnh chỉ được bấm vùng phản xạ điểm bạch huyết phần bụng (tại sát ngay phía dưới bờ ngoài mắt cá chân trong) và kích thích nhẹ vùng phản xạ này, vì nếu kích thích mạnh vùng phản xạ dạ dày tá tràng trong lúc bệnh nhân quá no sẽ làm cho bênh nhân bị nôn ói.
Trong bệnh loét dạ dày, khi được bấm vùng phản xạ này, sẽ cảm thấy dạ dày được ẩm lên, bớt đi sự trống vắng (nơi vùng phản xạ này như mất hút, rỗng).
Trong bệnh no hơi, đầy trướng: Khi được bấm vùng phản xạ này sẽ cảm thấy như có một luồng hơi đưa xuống (nơi vùng phản xạ này như cộm cứng, gồng cứng lên).
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)