Bấm huyệt tuần hoàn trị bệnh tim, cứu đột quỵ

Bệnh tim không thể coi thường, nếu tình hình của người mắc xấu đi, cần đưa đến bệnh viện kiểm tra, điều trị. Nhưng nếu triệu chứng nhẹ, chúng ta có thể dùng phương pháp bấm huyệt.

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung một số bệnh trạng do nhịp tim bị rối loạn bất bình thường. Tùy theo nhẹ hay nặng, những bệnh này có thể chỉ gây chóng mặt, đánh trống ngực, nhưng cũng có thể làm bất tỉnh hay chết người.

Tự điều chỉnh rối loạn nhịp tim, hụt hơi

Hầu hết mọi người, vào thời điểm nào đó trong đời, sẽ trải qua giai đoạn tim đập bất thường. Tình trạng tim đập bất thường hay rối loạn nhịp tim là vô hại và có thể xảy ra ở người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, một vài dạng tim đập bất thường có thể được coi là nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng con người.

Có người không làm việc nặng nhọc, vận động mạnh mà cảm thấy tim đập nhanh, trong lòng bất an. Một lúc sau, họ dần cảm thấy mạch nhanh, tim như có ai bóp đau nhói, thậm chí sinh lạnh, ra mồ hôi trộm, hụt hơi, thở gấp. Đó là triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh gây ra. Nếu nhẹ, cảm giác nôn nao, bất an, có tính liên tục lâu dài. Cho nên, bệnh tim đập nhanh, hụt hơi, phần lớn liên quan thần kinh.

Vùng va huyệt điểm có liên quan đến tim

Vùng va huyệt điểm có liên quan đến tim

Điều trị chứng tim đập nhanh, hụt hơi do thần kinh, có hiệu quả nhất là kích thích vùng và huyệt điểm của Tâm kinh, Tâm bào kinh, có liên quan tim. Thường xuyên lâu dài bấm ấn nhẹ vào “Tâm bào khu” (giữa lòng bàn tay) không những loại trừ bất an, giận dữ, nóng vội, mà còn có thể làm cho tim bớt đập nhanh, bớt hụt hơi. Cần chú ý, phải kích thích từ từ, tránh kích thích mạnh, nếu không sẽ tăng thêm bất an, nôn nao.

Ngoài “Tâm bào khu”, kích thích các huyệt Trung xung, Thiếu xung, Thần môn cũng rất có hiệu quả đối với tim đập nhanh và hụt hơi.

Huyệt Nội quan: Lấy ngón cái ấn vào huyệt, các ngón khác để ở mặt sau đỡ, day ấn huyệt. Nếu vẫn thấy tim đập nhanh, bạn lấy đầu tăm kích thích huyệt hoặc dùng điếu ngải cứu khoảng 7 lần.

Các huyệt Thần môn, Trung xung, Thiếu xung...: Lấy tay ấn mạnh, nếu dùng điếu ngải cứu hoặc tăm kích thích sẽ có hiệu quả hơn.

Bấm phản xạ: Khi thấy tim đập nhanh, hen suyễn, kích thích kỹ khu Phản xạ tim trên bàn tay trái, khu phản xạ Tùng thái dương trên hai bàn tay và khu phản xạ Mắt (tim) trên ngón giữa.

Đặc biệt là khu phản xạ Tim, sau khi dùng bụng ngón tay ấn mạnh lên huyệt, thấy đau thì có nghĩa là tim suy yếu. Vì vậy, cần xoa bóp, kích thích hàng ngày. Cách kích thích ở ngón giữa là kẹp ngón tay lại để xoa bóp hay chà xát đều được.

Vị trí các huyệt có tác động tới tim

Vị trí các huyệt có tác động tới tim

Cắt cơn đau thắt ngực

Đólà cơn đau ép vùng tim và dưới chấn thuỷ, cơn đau xoáy lên vai và cánh tay trái. Thông thường, triệu chứng này là báo hiệu của nhồi máu cơ tim, dấu hiệu nguy hiểm, cứu trị không kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Nếu người bệnh chỉ đau, có thể dùng phương pháp sau để giảm cơn đau, điều chỉnh máu không ép vào tim. Nếu bệnh nhân đau nhiều, vã mồ hôi, xanh tím người…, người nhà nên chuyển ngay đến chuyên khoa cấp cứu.

Để cắt cơn đau, lấy tay rung những vùng hơi nhô lên ở ngực và cánh tay, sau đó ấn day các huyệt: Ốc ế, Phong môn, Vị du, Cự khuyết, Địa ngũ hội, Dũng tuyền.

Vị trí các huyệt cần tác động cấp cứu

Vị trí các huyệt cần tác động cấp cứu

Để ý các vùng bắp thịt phía trên gáy, vùng rung và đau. Đặt ngón tay cái vào, ấn, thả ra. Rung cho đến khi những điểm đau này biến đi.

Đặt ngón tay cái vào chỗ trũng dưới xương đòn bên trái (huyệt Trung phủ) ấn xuống, giơ ngang tay trái). Làm 5 lần, Tay phải cũng làm như vậy.

Vị trí huyệt Trung phủ

Vị trí huyệt Trung phủ

Người bị yếu tim có thể đeo nhẫn bạch kim ở ngón giữa. Chất ion âm phát ra trên chất bạch kim đó có ảnh hưởng tốt cho cơ thể. Hiện nay, kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định và phổ biến. Nếu không đeo nhẫn cũng có thể dùng dây vải mềm, lúc buộc chặt, lúc nới lỏng, lặp lại cách này nhiều lần sẽ có tác dụng.

Lương y Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai)

Theo Đời sống
back to top