Buồn nôn có thể là do triệu chứng bất thường của hệ tiêu hóa, cũng như các bệnh viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột cấp tính, do tình trạng bị bội thực gây nên, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Khi không biết rõ nguyên nhân buồn nôn là do bội thực hay do ngộ độc thức ăn, có một cách nhận biết đơn giản là nếu khi nhai không có cảm giác gì, thì đó là ngộ độc thức ăn; nếu thấy có mùi tanh, hôi gây buồn nôn thì đó là do bội thực.
Kích thích huyệt sau 5 – 7 phút sẽ hết
Muốn nôn sau khi uống quá nhiều rượu, cần tăng chức năng của gan, kích thích huyệt can điểm.
Nếu do ngộ độc thức ăn thì cần phải làm cho người bệnh nôn hết thức ăn ra, kích thích huyệt thương dương.
Đối với triệu chứng khó chịu, buồn nôn do bội thực gây nên, huyệt đạo hiệu quả nhất là thương dương.
Một huyệt khác là huyệt đại tràng, tương đối có hiệu quả trong trị chứng buồn nôn.
Phương pháp ấn huyệt bằng tay thực hiện đếm nhịp: Ấn nhịp 1, 2, nhịp 3 ngưng; rồi lại tiếp tục thực hiện nhiều lần như vậy, ấn huyệt thương dương và đại tràng trên hai bàn tay cho tới khi hết buồn nôn thì dừng lại.
Dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm nằm giữa xương ngón tay trỏ và ngón cái (bấm ở giữa vùng chữ V). Cứ như thế ấn mạnh và day ngón tay liên tục trong vòng 5 - 7 phút sẽ khỏi.
Thảo dược trị nôn mửa
Khi muốn nôn mửa có thể dùng thảo dược để trị theo các cách sau đây.
- Nhai vài hạt bạch đậu khấu.
- Gừng tươi 8 - 10g, giã nát, hãm với nước sôi uống.
- Dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi
- Vỏ quất sao 9g, gừng tươi nướng, sắc uống.
- Lá hoắc hương 12g, trần bì 12g, bán hạ chế 12g, đinh hương 2g. Sắc uống.
- Bột đinh hương 4g, trộn 10ml mật ong, uống. Có hiệu quả trong việc giảm ói mửa đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày.
- Riềng củ, gừng khô, củ gấu phơi khô lượng bằng nhau tán nhuyễn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.
- Hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g.
- Hồng khô 200g, đốt tồn tính, tán thành bột. Mỗi lần uống 6g với nước ấm.
- Táo tây 1 quả, rửa sạch, thái miếng, chấm mật ong ăn trước bữa cơm, ngày 2 - 3 lần.