Bác sĩ mách người có axit uric cao nên ăn loại thủy, hải sản nào?

Nhìn chung hầu hết các loại tôm, cua, cá và hải sản nói chung không phù hợp với người có axit uric cao. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá an toàn với bệnh nhân gout.

Axit uric cao có nên ăn canh cua đồng?

Cua đồng là một món ăn dân dã được nhiều gia đình yêu thích, nhất là trong mùa hè nóng nực bởi khả năng thanh nhiệt. Đây cũng được đánh giá là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Trong thành phần của 100g cua đồng bỏ mai chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg canxi; 4,7mg% sắt; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12 mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...

Bên cạnh những giá trị về mặt dinh dưỡng, theo sách Hải Thượng Lãn Ông, cua đồng được gọi là điền giải: "Điền giải là cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, tác dụng nối gân tiếp xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc lở, huyết kết thống".

Là món ăn ngon, thanh mát nên cua đồng xuất hiện phổ biến trong mâm cơm ngày hè của nhiều gia đình Việt.

Tuy nhiên, canh cua đồng là món ăn không phù hợp với những người có nồng độ axit uric cao và bệnh nhân gout.

Lý do là bởi trong 100g cua đồng có chứa tới 150mg purin. Vì vậy, nếu tiêu thụ lượng lớn cua đồng hoặc ăn cua đồng quá thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng tăng axit uric khó kiểm soát.

Mặt khác, loại thủy sản này cũng chứa hàm lượng canxi cao dễ làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, có thể thúc đẩy hình thành sỏi thận canxi oxalat nếu ăn quá nhiều.

Axit uric cao không nên ăn cua đồng - Ảnh minh họa

Axit uric cao không nên ăn cua đồng - Ảnh minh họa

Người có axit uric cao nên ăn loại thủy, hải sản nào?

Nhìn chung hầu hết các loại tôm, cua, cá và hải sản nói chung không phù hợp với người có axit uric cao. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá an toàn với bệnh nhân gout.

Điểm chung của các loại thủy, hải sản này là chứa hàm lượng purin ở mức dưới 100mg/100g nên phù hợp với thực đơn của những bệnh nhân có axit uric cao như: cá lăng, cá trích, cá hồng, cá hồi, cá basa và cá rô.

Tuy nhiên, trong quá trình tiêu thụ các sản phẩm từ cá nói riêng và hải sản nói chung, phương pháp chế biến cũng là vấn đề cần được quan tâm. Nên sử dụng phương pháp hấp, luộc đơn giản và ít gia vị để giảm lượng purin trong cá thay vì chiên, rán, nướng hoặc gỏi cá sống.

Cuối cùng, với bất kỳ loại cá nào thì những bệnh nhân gout hoặc những người có axit uric cao cũng chỉ nên ăn với số lượng và tần suất vừa phải để đảm bảo duy trình trạng thái sức khỏe tốt nhất.

Người có acid uric cao, có thể bổ sung dinh dưỡng từ hải sản bằng việc sử dụng thay thế một số sản phẩm như: canxi, omega 3, tinh chất nghệ nano... Giúp hỗ trợ đào thải acid uric, giảm viêm khớp do gout.

ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top