Hè đến cơ thể nóng bức, bốc hỏa. Bạn có thể sử dụng các loại lá cây tự nhiên như lá rau má, má đề, lá vối... làm nước uống để hạ nhiệt cơ thể, thải độc thanh lọc gan cực tốt.
Lá rau má
Rau má là loài cây có thân bò trên mặt đất, thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt. Vị của lá rau má hơi đắng và nhẫn, thường được dùng để nấu canh hoặc pha nước uống. Rau má có tính hàn nên giúp làm mát gan và giải độc rất tốt.
Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:
-Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bệnh zona
- Bệnh phong, tả, lỵ
- Bệnh giang mai
- Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
- Lao và bệnh sán máng.
- Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
- Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.
- Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.
- Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.
- Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:
Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp.
Lá rau má |
Lá mã đề
Đây cũng là một loại cây nổi tiếng với công dụng làm thuốc Đông y cũng như giúp giải độc, làm mát gan hiệu quả. Bạn có thể nấu canh mã đề thịt nạc, hoặc ngâm lá mã đề trong nước sôi để lấy nước uống giúp loại bỏ độc tố trong gan.
Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “mã tiền xá”, tên khoa học là Plantago asiatica. Cây mã đề có chứa vitamin C, K dùng để sắc lấy nước uống có thể giúp lợi tiểu, lợi mật, chống ho... Người ta đã so sánh 100g lá mã đề thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với một củ cà rốt. Ở phần lá của cây rất giàu Canxi và các chất khoáng có ích đối với cơ thể. Glucozit có nhiều trong thân cây mã đề. Lá cây mã đề có vị đắng, chứa chất nhầy và vitamin C, K.
Cây mã đề có tác: Lợi tiểu; Lợi mật; Chống viêm loét; Trừ đờm; Chống ho; Chống lỵ...
Cây mã đề được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền để điều trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra máu, viêm gan, viêm mật, viêm loét dạ dày - tá tràng,....
Không sử dụng cây mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do mã đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước mã đề vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Phụ nữ đang trong thời thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng nước mã đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai. Tuyệt đối không sử dụng nước mã đề với các đối tượng thận yếu hay suy thận mạn tính.
Cây bông mã đề |
Lá trà xanh
Theo y học cổ truyền thì trà xanh là một loại lá cây có công dụng giải độc gan vô cùng tốt. Lá trà xanh có vị chát hòa quyện với vị ngọt nhẹ, khi pha nước thì vừa dễ uống lại vừa có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh lọc gan.
Trà xanh chứa hoạt chất EGCG với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, phân tử Polyphenol trong trà xanh có khả năng ngừa sưng viêm, bảo vệ sụn khớp, giảm thoái hóa, chống nhiễm trùng và giảm sự phát triển của tế bào bất thường ở cổ tử cung,...
Ngoài ra, 2 - 4% cafein có trong trà xanh tác động đến việc sự tỉnh táo và tư duy, tăng hàm lượng nước tiểu và cải thiện chức năng của tế bào tiếp nhận thông tin não đối với bệnh Parkinson. Chất cafein của trà xanh còn tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh có ở não từ đó kích thích tim, hệ thống thần kinh và cơ.
Lá trà xanh |
Rất nhiều người biết đến trà xanh như một thức uống tốt cho sức khỏe khi được dùng ở liều lượng phù hợp, cụ thể như:
- Phòng ngừa bệnh ung thư: Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính.
- Tốt với hệ tim mạch: Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.
- Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt: Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đánh răng. Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.
Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.
- Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương: Florua trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
- Làm đẹp da: EGCG là một loại hoạt chất có trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.
- Phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson: Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.
Cách dùng trà xanh để đạt hiệu quả: Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:
- Pha trà xanh bằng nước nóng 85 độ C giúp giữ được dưỡng chất và hương vị tốt nhất
- Chọn thời điểm sử dụng: nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.
- Học cách pha trà: làm được điều này sẽ giúp lưu giữ được trọn vẹn hương thơm của trà cùng với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.
- Không dùng nước trà xanh đặc: uống trà xanh đặc dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.
- Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây: nếu đang dùng thuốc Tây để điều trị bệnh thì không nên dùng trà xanh để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh.
- Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.
- Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.
Lưu ý: Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.
- Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.