<div> <p>Theo các bác sĩ, ngay cả khi bạn thấy dường như hoàn toàn khỏe mạnh, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có nguy cơ mắc căn bệnh nào đó. Đặc biệt, với bệnh ung thư, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả, thậm chí khỏi bệnh. Song, thực tế cho thấy có đến hơn 70% trường hợp ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị vô cùng khó khăn.</p> <p><strong>Khám sức khỏe định kỳ lợi ích bất ngờ </strong></p> <p>Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người dân. Tuy nhiên, việc khi khám này lại ít người quan tâm. Khi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngoài phát hiện sớm ung thư, người bệnh còn được phát hiện sớm bệnh lý về nhiêm khuẩn, nhiễm virus, các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh về hô hấp…Cho nên việc đi khám định kỳ và tầm soát sớm nhằm phát hiện ra bệnh sẽ giúp việc chữa trị hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn...</p> <p>Đồng quan điểm trên, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cũng cho rằng, việc khám sức khỏe định kỳ không chỉ duy nhất để phát hiện ung thư mà còn có thể phát hiện được các bệnh khác nữa như ví dụ như tình trạng bệnh lý nhiễm viurs, vi khuẩn, tình trạng viêm gan b,C, hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như các bệnh chuyển hóa mỡ, bệnh liên quan đến tim mạch tiểu đường, huyết áp thông qua kiểm tra khám sức khỏe định kỳ là có thể phát hiện sớm được.</p> <p>PGS. Phương cũng cho hay, với bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi, hoặc một số bệnh ung thư có thể phẫu thuật bảo tồn mà không cần phải áp dụng các biện pháp khác như xạ trị. Ung thư nếu phát hiện ở giai đoạn sớm điều trị cho hiệu quả tối ưu, thậm chí một số loại ung thư nếu phát hiện sớm có thể khỏi được mà chi phí thấp nhất.</p> <p>“Có một thực tế là nhiều người tự nghĩ ra là sẽ đi khám tầm soát ung thư bệnh gì mà không cần có ý kiến của bác sĩ. Sở dĩ như vậy vì mọi người chưa hiểu rằng đối với việc tầm soát ung thư thì ngoài việc bác sĩ hỏi tiền sử bệnh của bạn, triệu chứng bệnh của bạn còn một việc rất quan trọng đó là hỏi tiền sử gia đình bố mẹ anh chị em, ông bà của bạn xem đã có ai từng mắc ung thư, mắc ung thư loại nào để từ đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đến với các bác sĩ, bác sĩ sẽ thăm khám, đồng thời hỏi tiền sử bệnh của bạn, tiền sử bệnh của gia đình bạn, qua đó bác sĩ sẽ khuyên bạn nên khám gì, xét nghiệm gì tầm soát gì để phù hợp với bạn”. PGS Phương nói.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/20/nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-kham-suc-khoe-dinh-ky-co-the-ban-chua-biet1566147453(3).jpg" /></p> <p><em>PGS.TS Phạm Cẩm Phương , Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai </em></p> <p>PGS. Phương cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam thì ung thư gan vẫn đứng hàng đầu về cả tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Đa số các bệnh nhân ung thư gan đến khám thì bệnh đã giai đoạn muộn, kích thước khối u đã to. Việc phát hiện sớm bệnh ung thư gan ở Việt Nam thường rất thấp, chủ yếu được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng bác sĩ thấy bất thường ở gan. Trong khi đó ở Nhật họ có chương trình sàng lọc khám sức khỏe định kỳ, nên họ phát hiện rất sớm bệnh ung thư gan, có đến hơn 90% số bệnh nhân được sàng lọc tốt ở giai đoạn sớm khi khối u còn rất nhỏ dưới 2cm. Theo đó, khám sức khỏe định kỳ vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh sớm, đặc biệt là ung thư.</p> <p><strong>Độ tuổi nào và những ai nên thực hiện tầm soát ung thư?</strong></p> <p>PGS. Phương cho rằng, về độ tuổi để tầm soát bệnh ung thư thì không có một chuẩn mực nhất định nào để quy định ở lứa tuổi này hay lứa tuổi kia thì chắc chắn cần tầm soát ung thư. Các chương trình tầm soát sớm bệnh ung thư thì thường tập trung vào các bệnh mà có thể sàng lọc phát hiện sớm được, mà chi phí sàng lọc phát hiện sớm lại ở mức độ đơn giản. Theo đó, khuyến cáo phổ biến độ tuổi sàng nên khám sức khỏe định kỳ là khoảng 40 tuổi.</p> <p>Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, có những bệnh như ung thư vú, ung thư đại trực tràng mà người trong gia đình có tiền sử thì những người nằm trong đối tượng này không phải chờ đến 40 tuổi mới đi tầm soát mà được khuyến cáo đi kiểm tra và tầm soát sớm. Hoặc, với những bệnh nhân mà bị nhiễm virus viêm gan B, C lại cộng thêm hay uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư gan rất cao, vì vậy với những người thuộc đối tượng này thì nên được sàng lọc phát hiện sớm ung thư gan mỗi 4-6 tháng/ lần. Do đó, việc tầm soát ung thư ở độ tuổi nào còn tùy vào yếu tố gia đình, tình trạng bệnh cảnh của tường người.</p> <p>Vì vậy, PGS. Phương khuyến cáo, dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên để ý tình trạng sức khỏe của mình, nếu bạn thấy trong cơ thể mình có cảm giác bất thường như đau họng, đau ngực, ra máu âm đạo hay bất kỳ điều gì bất thường nên khám ngay. Tốt nhất nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, có thể khám sức khỏe định kỳ không thể phát hiện ngay ra bệnh nhưng những chỉ số qua các xét nghiệm cận lâm sàng nó bất thường ở chỗ nào sẽ là “chỉ điểm” giúp bác sĩ có định hướng về bệnh của bạn từ đó có những lời khuyên hữu ích cho bạn.</p> <p> </p> <div> <div> <div> </div> </div> <div> </div> </div> </div> <p> </p>