1. Rối loạn tiền đình
Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: viêm dây thần kinh số 8 bởi virus, do thoái hóa, do viêm tai giữa… Rối loạn tiền đình sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt quay cuồng rất dữ dội, có thể kèm buồn nôn, nôn, da xanh tái.
2. Huyết áp thấp
Nếu cơn chóng mặt thường xuyên xuất hiện, đi kèm những triệu chứng như thở dốc khi vận động, khó thở… thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải bệnh huyết áp thấp. Khi huyết áp thấp, máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến não bộ, gây nên đứng không vững, choáng váng.
Chóng mặt thường xuyên là do bệnh lý |
3. Thiếu máu lên não, tuần hoàn máu kém
Nếu bị thiếu máu, cơ thể không nhận được đủ máu giàu oxy gây cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao, hay nhức đầu. Thiếu máu có thể xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất lâu ngày, phụ nữ bị rong kinh, người bị nhiễm giun sán…
4. Làm việc căng thẳng
Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra khi đầu óc bị căng thẳng, hoặc phải tập trung làm việc trên máy tính trong thời gian dài.
Để ngăn chóng mặt do căng thẳng lâu dài cần thường xuyên tập thể dục, giảm uống rượu bia và chất kích thích như cà phê. Người bệnh có thể tập thiền, tập hít thở sâu để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.
5. Tác dụng phụ của một số thuốc
Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt. Cần báo cho bác sĩ về việc bị chóng mặt nếu đang dùng bất kì loại thuốc nào, các bác sĩ có thể sẽ giúp bạn thay đổi thuốc hoặc có biện pháp giải quyết phù hợp.
ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội)