Bác sĩ chỉ rõ cách chống viêm mạn tính gây ung thư

7/10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới có sự góp phần của viêm mạn tính. Viêm mãn tính có thể dẫn đến tổn thương DNA và làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, cần biết cách tránh.

Viêm là một hiện tượng miễn dịch của cơ thể nhằm dọn sạch những tế bào, mô bị tổn thương, tạo điều kiện để hồi phục những viết thương đó. Hiện tượng viêm là đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể kháng lại yếu tố lạ. Đây cũng chính là tín hiệu để thu hút những tế bào bạch cầu trong máu hay các chất hóa học đến để loại bỏ yếu tố xâm nhập vào cơ thể cũng như phục hồi chỗ bị tổn thương.

Tuy nhiên nếu tình trạng viêm cứ tiếp tục xảy ra mà không có bất cứ yếu tố gây nhiễm trùng hay chấn thương nào, điều đó thực sự đáng lo ngại.

Viêm cấp tính chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cần thiết cho cơ thể. Mặt khác, viêm mãn tính là vấn đề nghiêm trọng, nó góp phần gây ra 7/10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.

Viêm mãn tính có thể dẫn đến tổn thương DNA và làm tăng nguy cơ ung thư. Những người bị các tình trạng viêm mãn tính chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, tình trạng tự miễn dịch… có nguy cơ ung thư cao hơn. Hơn nữa, ung thư có thể dẫn đến viêm nhiều hơn và có thể kích hoạt sự tăng trưởng và lây lan của bệnh ung thư.

Ngoài tăng nguy cơ ung thư, viêm mãn tính còn đóng góp nguyên nhân cho: bệnh tim, viêm khớp, bệnh tự miễn, bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường, dị ứng, gout, bệnh thận, loãng xương…

Viêm mãn tính không biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có khả năng kiểm soát tình trạng này. Một chế độ ăn “chống viêm” đồng thời cũng giúp bệnh nhân tránh được bệnh tiểu đường, những bệnh về tim mạch và bệnh Alzheimer...

Những thực phẩm giúp giảm ung thư thì cũng sẽ giảm viêm và ngược lại. Vì vậy cơ hội để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống nằm trong tay của chính bản thân mỗi người.

Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn

Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa nhiều chất chống viêm. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ giúp cần thiết cho cơ thể và có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ cũng góp phần làm giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP), một loại protein trong huyết tương có tác dụng khởi phát phản ứng viêm.

Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên đưa những thực phẩm như rau củ không chứa tinh bột, ngũ cốc và hoa quả vào 2/3 lượng thức ăn của một bữa. Còn lại là những thực phẩm giàu đạm, có thể có nguồn gốc từ thực hoặc động vật.

Hạn chế sử dụng những thực phẩm qua chế biến

Sử dụng thực phẩm tươi sống và tự chế biến sẽ giúp tối đa hóa những chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Đồng thời điều này còn giúp cơ thể tránh hấp thu những chất phụ gia có trong những đồ ăn đóng hộp. Dinh dưỡng đến từ rau quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như có tác dụng chống viêm.

Thực phẩm qua chế biến nghèo chất dinh dưỡng hơn, chứa nhiều đường tinh luyện, phụ gia và các chất béo xấu. Những chất này thường chứa nhiều thành phần nhân tạo có thể làm tăng nồng độ protein C phản ứng trong máu, từ đó gián tiếp gây phản ứng viêm. Chúng ta nên:

- Hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ ăn đóng hộp, đóng gói, thức ăn nhanh.

- Tránh ăn nhiều các loại thịt đã qua chế biến, như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích.

- Tránh những đồ uống có gas, soda.

Cân bằng acid béo trong cơ thể

Một chế độ ăn với lượng chất béo phù hợp là quan trong để giảm viêm. Acid béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa viêm cấp tính. Mặt khác, acid béo omega-6 lại tăng phản ứng viêm.

Thực tế cho thấy có rất nhiều người tăng cường bổ sung omega-3 trong thực đơn của họ. Nhưng mặt khác họ vẫn hấp thụ nhiều omega-6. Điều quan trọng là cần nhận biết được những thực phẩm giàu 2 chất trên, từ đó đưa ra được chế độ ăn cân bằng. Chúng ta có thể giảm omega-6 và tăng omega-3 bằng nhiều cách:

- Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 hơn như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, quả hồ đào và quả bơ

- Sử dụng dầu thực vật giàu omega-3 như dầu oliu và dầu hạt cải

- Hạn chế hoặc tránh những thức ăn dầu omega-6 như dầu ngô, hướng dương, đậu phộng, đậu nành. Những loại dầu này có thể có nhiều trong bim bim, bánh kẹo hoặc đồ ngọt.

Hạn chế thịt đỏ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên thay thịt đỏ bằng những thức ăn giàu protein sau để giảm tình trạng viêm cấp tính.

- Tiêu thụ đạm động vật từ gà hoặc cá

- Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật từ các loại đậu.

- Chọn loại thịt, sữa, phô mai và trứng từ động vật ăn cỏ và không nuôi bằng hormon.

Bổ sung thêm thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men là thực phẩm được lên men bằng phương pháp vi sinh, có tác dụng giảm viêm. Nếu mong muốn tình trạng sức khỏe cải thiện hơn thì có thể cố gắng bổ sung loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn hằng ngày.

- Sữa chua, nấm sữa có ít chất béo và giàu thành phần hữu cơ

- Ăn kèm những loại rau lên men như dưa chua, kimchi với bánh mì sandwich hoặc salad.

- Dùng súp miso hoặc trà kombucha.


Cách giảm viêm và bảo vệ sức khỏe

Ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, chế độ ăn uống cân bằng

Tăng lượng thức ăn chống viêm bao gồm: nghệ, gừng, dứa, rau lá xanh, cần tây, óc chó, cá béo…

Vận động thường xuyên

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Điều trị tích cực các bệnh viêm

Sàng lọc ung thư định kỳ

Theo Đời sống
back to top