Bắc Ninh: Nâng cao trách nhiệm của nông dân trong đảm bảo an toàn thực phẩm

(khoahocdoisong.vn) - Nông dân là những người trực tiếp sản xuất tham gia sản xuất các loại thực phẩm nông sản. Để nâng cao trách nhiệm của nông dân trong sản xuất nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh tổ chức 2 hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho 400 người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Để nâng cao trách nhiệm của nông dân trong sản xuất nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh tổ chức 2 hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho 400 người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo 100% các cơ sở Hội tiến hành ký cam kết giữa Hội Nông dân cơ sở với Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố; giữa Hội Nông dân cơ sở với các chi hội và các hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn với 8 nội dung: “Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục cho phép; Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy, hải sản; Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi, bảo đảm thời gian cách ly sau khi sử dụng; Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm; Không sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; Thực hiện nghiêm túc quy định về giết mổ gia súc, gia cầm; Lựa chọn rau, thịt sạch an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách và thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm; Ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Chủ động phát hiện hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm và báo cho Hội Nông dân, UBND cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan chức năng gần nhất”...

Bằng các hoạt động thiết thực được triển khai, nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm được nâng lên, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn được xây dựng và phổ biến ngày càng rộng rãi; bước đầu hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến và truy xuất nguồn gốc, từng bước giúp người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn thực phẩm an toàn, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Theo Đời sống
back to top