Ảnh phóng đại của loài gấu nước - "sinh vật bất tử”
HM (TH)
Gấu nước nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: Núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất.
Gấu nước hay Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung bình khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi.
Gấu nước sinh sản bằng cách đẻ trứng, con non nở ra đã có đầy đủ tế bào của con trưởng thành và sinh trưởng bằng cách phân chia tế bào.
Loài vật nhỏ bé này nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất.
Khi những loài khác không thể tồn tại thì gấu nước vẫn sinh sôi nảy nở. Thậm chí chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.
Ở nhiệt độ khắc nghiệt của gấu nước cũng được hưởng lợi từ cơ chế sửa chữa DNA mạnh mẽ của chúng. Khi DNA của tế bào bị hư hỏng, tardigrades có thể nhanh chóng sửa chữa các lỗi trong DNA và tránh chết tế bào.
Trong điều kiện khô cằn, tardigrades ngủ đông. Dưới áp lực cực lớn, tardigrades sử dụng cấu trúc cơ thể dẻo dai của mình để chống lại tác động của áp lực bên ngoài.
Có khả năng sống rất lớn nhưng sinh vật này lại di chuyển rất chậm. Tốc độ di chuyển của chúng còn chậm hơn cả ốc sên nhưng chúng lại có mặt ở mọi nơi trên Trái đất.
Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột. Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển.
Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.
Mời quý độc giả xem video:“Cười ngất” với hành động “làm nũng lầy lội” của gấu trúc con