Ăn uống thế nào để không sâu răng?

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, có rất nhiều thực phẩm giúp ngăn ngừa sâu răng, giữ cho răng luôn chắc khỏe.

<p style="text-align: justify;"><strong>V&igrave; sao bị s&acirc;u răng?</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nhiều nghi&ecirc;n cứu cho thấy c&oacute; 3 yếu tố g&acirc;y bệnh s&acirc;u răng l&agrave;: vi khuẩn, chất đường v&agrave; thời gian m&agrave; vi khuẩn v&agrave; chất đường b&aacute;m d&iacute;nh ở răng. Vi khuẩn g&acirc;y s&acirc;u răng tr&uacute; ẩn ở lớp mảng b&aacute;m răng. Đường c&oacute; trong thức ăn - uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 ph&uacute;t - 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo th&agrave;nh c&aacute;c mảng b&aacute;m răng, ch&uacute;ng l&agrave;m l&ecirc;n men đường tạo ra acid, ăn m&ograve;n c&aacute;c chất v&ocirc; cơ ở men răng v&agrave; ng&agrave; răng g&acirc;y ra s&acirc;u răng.</p> <p style="text-align: justify;">Răng c&ograve;n bị ăn m&ograve;n bởi m&ocirc;i trường acid trong miệng, trong đ&oacute; m&ocirc; cứng của răng bị ăn m&ograve;n ho&aacute; học từ bề mặt răng do c&aacute;c acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một qu&aacute; tr&igrave;nh kh&ocirc;ng c&oacute; mặt của vi khuẩn. C&aacute;c acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic đ&atilde; được t&igrave;m thấy nhiều trong c&aacute;c loại tr&aacute;i c&acirc;y v&agrave; nước &eacute;p tr&aacute;i c&acirc;y, đồ uống c&oacute; ga v&agrave; dấm. Sự ăn m&ograve;n trong trường hợp nặng c&oacute; thể dẫn đến ph&aacute; huỷ to&agrave;n bộ răng. C&aacute;c nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; cho thấy thường xuy&ecirc;n uống nước &eacute;p hoa quả, đồ uống c&oacute; ga (kể cả đồ uống thể thao), dưa chua (c&oacute; dấm), c&aacute;c loại tr&aacute;i c&acirc;y giống cam qu&yacute;t v&agrave; quả mọng th&igrave; sự ăn m&ograve;n răng tăng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Những thực phẩm gi&uacute;p hạn chế s&acirc;u răng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Để ph&ograve;ng ngừa s&acirc;u răng, ch&uacute;ng ta n&ecirc;n ăn uống theo những khuyến c&aacute;o sau đ&acirc;y: chỉ ăn đường dưới 500g/người/th&aacute;ng sẽ giảm đ&aacute;ng kể nguy cơ s&acirc;u răng. Chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm v&agrave; xylitol kh&ocirc;ng g&acirc;y s&acirc;u răng. C&aacute;c loại &iacute;t ngọt tuy bị vi khuẩn trong miệng chuyển ho&aacute; nhưng với tốc độ rất chậm n&ecirc;n c&oacute; thể xem l&agrave; an to&agrave;n. Tương lai, thuốc d&ugrave;ng cho trẻ em cũng d&ugrave;ng c&aacute;c chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ s&acirc;u răng cho trẻ.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;">D&ugrave;ng nguồn thức ăn gi&agrave;u canxi, vitamin D: C&oacute; trong sữa, rau l&aacute; xanh, c&aacute;, phomat, hạt đậu kh&ocirc;...&nbsp; gi&uacute;p chống rụng răng v&agrave; lo&atilde;ng xương ở người lớn tuổi. Mặc d&ugrave; ở nước ta, th&oacute;i quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đ&acirc;y l&agrave; nguồn gi&agrave;u chất canxi, khi ăn phomat, canxi sẽ được giải ph&oacute;ng, b&aacute;m v&agrave;o bề mặt răng v&agrave; c&oacute; t&aacute;c dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn c&ocirc;ng của acid gần như ngay lập tức.</p> <p style="text-align: justify;">Tinh bột: Nghi&ecirc;n cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột c&oacute; &iacute;t nguy cơ g&acirc;y s&acirc;u răng. Những người c&oacute; chế độ ăn nhiều tinh bột/&iacute;t c&aacute;c đường n&oacute;i chung c&oacute; mức s&acirc;u răng thấp, trong khi những người ti&ecirc;u thụ c&aacute;c chế độ ăn &iacute;t tinh bột/nhiều đường c&oacute; mức s&acirc;u răng cao. Tinh bột được nấu ch&iacute;n c&oacute; t&iacute;nh g&acirc;y s&acirc;u răng bằng 1/3 hoặc 1/2 khả năng g&acirc;y s&acirc;u răng của saccarose.</p> <p style="text-align: justify;">Thức ăn tinh bột trắng (bột loại bỏ nhiều lớp vỏ b&aacute;m b&ecirc;n ngo&agrave;i của hạt ngũ cốc) th&igrave; l&agrave;m cho đường v&agrave; acid b&aacute;m chắc v&agrave;o răng. V&igrave; thế,&nbsp; trong bữa ăn h&agrave;ng ng&agrave;y, ta n&ecirc;n xen kẽ c&aacute;c thức ăn tinh, th&ocirc; với c&aacute;c thức ăn c&oacute; nhiều chất xơ (xenlulose) sẽ l&agrave;m cho răng chắc khoẻ v&agrave; sạch răng.</p> <p style="text-align: justify;">Rau quả: Ăn những thực phẩm gi&agrave;u chất xơ sẽ gi&uacute;p k&iacute;ch th&iacute;ch tiết nước bọt, gi&uacute;p l&agrave;m sạch răng v&agrave; g&oacute;p phần t&aacute;i kho&aacute;ng h&oacute;a men răng, ngăn ngừa s&acirc;u răng. Ăn những loại thực phẩm kh&ocirc;ng g&acirc;y hại cho răng: như dưa chuột, bắp cải, s&uacute;p lơ, b&iacute; xanh, b&iacute; đỏ, c&agrave; t&iacute;m, củ cải, c&agrave; rốt, dưa gang, rau diếp... gi&uacute;p l&agrave;m sạch răng v&agrave; loại bỏ mảng bựa v&ocirc;i, chỉ n&ecirc;n ăn 200g/bữa nếu ăn nhiều sẽ g&acirc;y t&aacute;o b&oacute;n, khi ăn n&ecirc;n nhai kỹ.</p> <p style="text-align: justify;">Loại thực phẩm kh&ocirc;ng tốt cho răng:&nbsp; như chuối, ch&agrave; l&agrave;, nho, c&agrave; chua, quả vả, sung, t&aacute;o ngọt, quả lựu, cam, qu&yacute;t, quất, me chua... do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng kh&ocirc;ng n&ecirc;n đoạn tuyệt v&igrave; ch&uacute;ng cũng c&oacute; nhiều yếu tố c&oacute; lợi cho răng miệng như l&agrave;m sạch v&agrave; chứa florua.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Giữ vệ sinh răng miệng</strong></p> <p style="text-align: justify;">N&ecirc;n s&uacute;c miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt. Chải răng mỗi ng&agrave;y 2 - 3 lần, sau c&aacute;c bữa v&agrave; trước khi đi ngủ. N&ecirc;n d&ugrave;ng kem đ&aacute;nh răng c&oacute; fluor. Lưu &yacute; kh&ocirc;ng n&ecirc;n đ&aacute;nh răng ngay sau khi ăn v&agrave; uống nước tr&aacute;i c&acirc;y v&igrave; khi đ&oacute; lớp men răng đang mềm hơn do t&aacute;c dụng của acid hữu cơ tr&aacute;i c&acirc;y, b&agrave;n chải sẽ m&agrave;i m&ograve;n men răng. Đợi khoảng 30 ph&uacute;t sau để nước bọt c&oacute; thời gian phục hồi v&agrave; c&acirc;n bằng chất kho&aacute;ng của răng rồi h&atilde;y chải răng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>BS. Vũ Thị Thanh</strong></p> <p style="text-align: justify;">(<i>Bệnh viện Bạch Mai</i>)</p> <p style="text-align: justify;"><!--<script src="http://suckhoedoisong.vn//d1.hadarone.com/ads-sync.js?placement=1133"></script> --></p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;">&nbsp;</div> <div style="text-align: justify;">&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;">&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top